SMC thành công phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu

Vừa qua, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC đã phát hành thành công 200 tỷ đồng trái phiếu nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động. Theo đó, SMC đã đem 9.1 triệu cổ phiếu NKG của Thép Nam Kinh cùng 04 triệu cổ phiếu nữa của công ty để dùng làm tài sản đảm bảo. Được biết, lượng tiền thu về sau khi phát hành trái phiếu sẽ được SMC sử dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất. Để tìm hiểu về hình thức phát hành của 200 tỷ trái phiếu cùng tình hình doanh thu của công ty gần đây, mời các bạn hãy tham khảo ngay bài viết của radiohoo.com nhé!

Hình thức phát hành của 200 tỷ đồng trái phiếu được SMC tung ra

SMC bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh từ nguồn tiền thu được
SMC bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh từ nguồn tiền thu được

Theo đó, SMC vừa phát hành thành công 200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 03 năm. Mức lãi suất cố định là 8.2%/năm, ngày phát hành là ngày 02/08. Được biết, đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền. Đồng thời có tài sản đảm bảo bao gồm 9.1 triệu cổ phiếu NKG của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (mã chứng khoán: NKG) thuộc sở hữu của SMC. Bên cạnh đó là 04 triệu cổ phiếu SMC thuộc sở hữu của bà Nguyễn Cẩm Vân.

Bà Nguyễn Cẩm Vân là mẹ của bà Nguyễn Ngọc Ý Nhi – Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị của SMC và là thành viên của Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Thép Nam Kim. Theo kết quả chào bán, hai nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức tín dụng và công ty chứng khoán đều mua 100 tỷ đồng trái phiếu. Chứng khoán Shinhan Việt Nam là tổ chức tư vấn và đại lý phát hành trái phiếu. Ngân hàng Shinhan Việt Nam là đại lý quản lý tài sản đảm bảo cũng như đại lý đăng ký, lưu ký, quản lý chuyển nhượng. Với lượng tiền thu về từ phát hành trái phiếu, SMC sẽ bổ sung vốn lưu động để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tình hình doanh thu của SMC trong 06 tháng đầu năm 2021

Trong quý II/2021, SMC ghi nhận doanh thu đạt 5.950,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 532.3 tỷ đồng; lần lượt tăng 61.8% và 1.173,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 2.5% lên 11,5%. Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 645.9% so với cùng kỳ; tương ứng tăng 591 tỷ đồng lên 682,5 tỷ đồng. Doanh thu tài chính tăng thêm 14 tỷ đồng lên 14.1 tỷ đồng. Lãi công ty liên doanh, liên kết tăng 21.7 tỷ đồng lên 23.1 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 17 tỷ đồng về 14.1 tỷ đồng. Lợi nhuận khác giảm 11.5 tỷ đồng về còn âm 8.4 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Lũy kế 06 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 11.020,1 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 747.9 tỷ đồng, lần lượt tăng 54.7% và 1.228,4% so với 06 tháng đầu năm 2020. Được biết, trong năm 2021, SMC đặt kế hoạch tổng doanh thu là 18.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế là 300 tỷ đồng. Như vậy, sau 06 tháng đầu năm, doanh nghiệp hoàn thành 249.3% kế hoạch lợi nhuận năm.

Dòng tiền hoạt động kinh doanh chính của SMC rơi xuống mức âm kỷ lục

Dù lợi nhuận tăng mạnh nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh chính của SMC âm kỷ lục
Dù lợi nhuận tăng mạnh nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh chính của SMC âm kỷ lục

Mặc dù lợi nhuận tăng mạnh. Thế nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh chính âm kỷ lục. Cụ thể, trong 06 tháng đầu năm 2021, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính âm 792.9 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 138,9 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư cũng âm 414.2 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã huy động dòng tiền tài chính để bù đắp thâm hụt hoạt động kinh doanh và phục vụ hoạt động đầu tư là 423 tỷ đồng. Chủ yếu là tăng vay nợ.

Dòng tiền kinh doanh âm 792.9 tỷ đồng là giá trị âm kỷ lục từ năm 2015 tới nay. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 05/08, cổ phiếu SMC giảm 100 đồng về 47.200 đồng/cổ phiếu. Tính tới 30/06, công ty sản xuất và phân phối sắt thép có 2.827 tỷ đồng nợ vay tài chính. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 122%. Cơ cấu nợ vay chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn với tỷ trọng 96%. Tương đương gần 2.714 tỷ đồng. Riêng khoản vay tại VietinBank lên đến 1.831 tỷ đồng.

Trong kỳ, tồn kho đã tăng 126.2% so với đầu năm; tương ứng tăng thêm 2.276,9 tỷ đồng lên 4.080,8 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 34.1% so với đầu năm; tương ứng tăng thêm 590.4 tỷ đồng lên 2.321,2 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong vòng 06 tháng đầu năm; doanh nghiệp đã tăng 2.867,3 tỷ đồng tồn kho và các khoản phải thu. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *