HKB trở lại sàn UPCoM vào ngày 28/07 sau khi bị buộc phải hủy không cho lên sàn HNX ngày 20/07. Tại sao lại có sự việc kì lạ như thế xảy ra ở sàn giao dịch? Điều này thật ra là do kiểm toán độc lập đã không công nhận kết quả báo cáo của HKB. Điều này khiến sàn HNX buộc phải hủy bỏ niêm yết của cổ phiếu này theo đúng luật. Nhưng trong một thời gian ngắn công ty đã nộp đơn và được sàn UPCoM chấp nhận cho lên sàn giao dịch. Điều này khiến một số nhà đầu tư khá hoang mang về khả năng tài chính của công ty.
Mục Lục
CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc trở lại sàn UPCo
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa thông báo. Ngày giao dịch đầu tiên trên sàn UPCoM cổ phiếu KHP của CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc. Cụ thể, gần 52 triệu cp KHP sẽ giao dịch trên UPCoM. Kể từ ngày 28/07/2021 với giá tham chiếu 800 đồng/cp. Trước đó, cổ phiếu này bị hủy niêm yết trên sàn HNX ngày 20/07. Do đơn vị kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2019 và 2020 của KHP. Cổ phiếu thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc.
Về tình hình kinh doanh quý 2/2021, HKB ghi nhận doanh thu thuần hơn 1,432 tỷ đồng. Gấp đôi cùng kỳ và lỗ ròng gần 15 tỷ đồng. Nguyên nhân do Công ty đang trong giai đoạn tái cơ cấu và sắp xếp lại nguồn vốn tín dụng với các Ngân hàng. Nên công ty chưa đáp ứng đủ nguồn vốn ngắn hạn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, kết quả kinh doanh đã hạch toán khoản lợi thế thương mại hơn 11 tỷ đồng. Lũy kế nửa đầu năm 2021, doanh thu của HKB đạt hơn 2.9 tỷ đồng. Gấp đôi cùng kỳ và lỗ ròng gần 30 tỷ đồng. Tính đến 30/06/2021, lỗ lũy kế của HKB ghi nhận hơn 241 tỷ đồng. Thanh khoản của cổ phiếu này sẽ tiếp tục là vấn đề mà cổ đông, nhà đầu tư cổ phiếu HKB phải đối mặt tới đây. Bởi lẽ, ngoài lý do sàn UPCoM thường kém sức hút với dòng tiền hơn.
Bị thua lỗ nên trước đó cổ phiếu HKB phải rời sàn giao dịch sàn HNX
Ngày 20/7/2021, cổ phiếu HKB phải rời sàn HNX sau 6 năm niêm yết tại đây. Hakinvest là doanh nghiệp kinh doanh nông sản (tiêu, sắn, ngô, gạo). Họ sản xuất các sản phẩm cà phê, chè; chế biến và kinh doanh nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi… Được thành lập vào năm 2009.
Tuy vậy, chỉ năm thứ hai sau khi lên sàn (2016). Công ty báo cáo kết quả kinh doanh tích cực với 71,52 tỷ đồng lãi sau thuế. Các năm sau đó, Công ty liên tục thua lỗ, năm 2017 lỗ 67,3 tỷ đồng. N ăm 2018 lỗ 142,7 tỷ đồng. Năm 2019, Công ty báo lãi nhẹ 1,88 tỷ đồng. Nhưng sang năm 2020 lại lỗ 64,5 tỷ đồng. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2021, Công ty ghi nhận khoản lỗ 29,8 tỷ đồng. Nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 241 tỷ đồng.
Đáng chú ý, đơn vị kiểm toán độc lập là Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam đã từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính hai năm 2019 và 2020 của Hakinvest. Đây chính là lý do ngày 20/7/2021, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) ra quyết định huỷ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HKB.
Trở lại với việc báo cáo tài chính tổng hợp hai năm gần đây của Hakinvest bị từ chối đưa ý kiến. Các căn cứ đơn vị kiểm toán đưa ra đều tương đồng. Có nghĩa là, các vấn đề trên báo cáo tài chính năm 2019 của Hakinvest đã không được khắc phục trong kỳ báo cáo tài chính năm 2020.