CCQ là gì? NAV/CCQ là gì trong các quỹ đầu tư?

Quỹ đầu tư là lựa chọn của rất nhiều người hiện nay vì là hình thức ủy thác đầu tư an toàn và rủi ro ít hơn so với đầu tư cổ phiếu riêng lẻ. Giống như mua cổ phiếu bạn sẽ phải biết giá một cổ phiếu bao nhiêu thì quỹ cũng vậy, bạn sẽ phải biết giá một chứng chỉ quỹ (CCQ) bao nhiêu. Thông thường bạn sẽ gặp trong các báo cáo tình hình hoạt động của quỹ hàng tháng hay quý, giá một đơn vị quỹ là NAV/CCQ. Vậy NAV là gì? CCQ là gì? Cùng Tin chứng khoán 247 tìm hiểu nhé!

CCQ là gì?

Chứng chỉ quỹ hay còn gọi tắt là CCQ, là một loại tài sản đầu tư tương tự như cổ phiếu hay trái phiếu. CCQ được phát hành bởi đơn vị quản lý quỹ, là tổ chức huy động vốn từ nhà đầu tư riêng lẻ để đầu tư một cách chuyên nghiệp vào thị trường.

Nhà đầu tư sẽ tham gia góp vốn vào quỹ với mệnh giá khi phát hành lần đầu thường sẽ là 10.000 đồng/CCQ. Có rất nhiều loại quỹ đầu tư khác nhau như quỹ mở, quỹ đóng, quỹ ETF, quỹ tương hỗ,… Tùy thuộc vào từng loại mà quỹ sẽ được giao dịch trên sàn hay không.

CCQ là gì?
CCQ là gì?

Mỗi quỹ khi thành lập sẽ có những mục tiêu nhất định, ví dụ quỹ đầu tư cổ phiếu tiềm năng hay vốn hóa lớn, quỹ đầu tư trái phiếu hay quỹ cân bằng. Nó sẽ có những mức độ rủi ro khác nhau và rủi ro thì tỉ lệ thuận với lợi suất để nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn. Sau đó quỹ sẽ lên kế hoạch đầu tư vào các mã đúng mục tiêu mình đã đặt ra. Nếu đầu tư có lời, giá trị tài sản ròng của quỹ sẽ tăng lên, dẫn đến NAV/CCQ cũng cao hơn và nhà đầu sẽ kiếm được tiền lời vì chênh lệch NAV/CCQ thời điểm đó với lúc mua.

Số ít quỹ đóng có thời gian bắt buộc tham gia quỹ thì hầu như quỹ mở đều không giới hạn thời gian. Bạn có thể mua và bán ra bất kỳ lúc nào mình muốn. Tuy nhiên, nhiều quỹ sẽ áp phí bán cao hơn nếu bạn bán sớm. Vì lẽ đó mình khuyên các bạn nếu muốn đầu tư ngắn hạn thì lựa chọn tài sản khác, còn đầu tư vào quỹ bạn sẽ nhận được lãi suất tốt hơn nếu đầu tư lâu dài tối thiểu 1 năm.

NAV/CCQ là gì?

Giả sử bạn đang muốn mua CCQ của quỹ VESAF, giá hiện tại NAV/CCQ là khoảng hơn 20.000 đồng. Vậy ở đây NAV/CCQ chính là giá trị của một đơn vị chứng chỉ quỹ. NAV là giá trị tài sản ròng của quỹ (Net Asset Value) được tính bằng tổng giá trị tài sản – tổng nợ.

Ví dụ: Hôm nay, quỹ đầu tư cổ phiếu VEOF đang có NAV/CCQ là 22.446 vnđ. Chẳng hạn bạn muốn đầu tư 100 triệu vào quỹ VEOF thì bạn sẽ mua được số chứng chỉ quỹ là: CCQ = 100.000.000/22.446 = 4.450.

Minh họa kết quả hoạt động của quỹ VEOF
Minh họa kết quả hoạt động của quỹ VEOF

Để tính lợi suất của một quỹ như bạn vẫn thường thấy trên biểu đồ hiệu suất hoạt động của các quỹ. Ví dụ lợi suất quỹ VEOF năm 2021 là 56.5%,, năm 2022 là 21.2%,… thì công thức tính như sau:

Lợi suất = (giá cuối kỳ – giá đầu kỳ) – 1

*Giá ở đây chính là NAV/CCQ ở thời điểm đó.

Lợi suất một quỹ phản ánh rõ diễn biến thị trường ở từng thời điểm. Chẳng hạn 2022 thị trường sụt giảm thì quỹ sẽ tăng trưởng âm, trong khi 2021 thị trường tăng trưởng mạnh mẽ thì quỹ có lợi suất cũng rất cao. Lợi suất nhiều hay ít chủ yếu dựa vào mục tiêu của quỹ là đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu như thế nào nữa.

Trung bình các quỹ thường có lợi suất hàng năm khoảng 12-15%. Nhưng ví dụ quỹ VESAF đầu tư vào các cổ phiếu tiềm năng, thường có vốn hóa nhỏ và trung bình thì rủi ro rất cao nhưng bù lại nếu thị trường tăng trưởng tốt thì lãi cũng đầy hứa hẹn.

Kết luận

Với những chia sẻ trên, Tin chứng khoán 247 hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn về CCQ là gì hay NAV/CCQ là gì? Đây đều là thông tin cực kỳ quan trọng để xem xét và đánh giá hiệu suất quỹ trước khi đầu tư nên hãy nghiên cứu thật kỹ bạn nhé.

Một lưu ý là bạn không nên so sánh NAV/CCQ giữa các quỹ khác nhau để xem hiệu suất quỹ nào hoạt dộng tốt hơn. Vì không phải quỹ nào cũng có một mức giá NAV/CCQ xuất phát điểm giống nhau. Tốt nhất là tìm hiểu rõ mục tiêu đầu tư của quỹ là gì và độ rủi ro ra sao, lợi suất của quỹ qua các năm thế nào.

Tổng hợp: Radiohoo.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *