Vietcombank đã lên kế hoạch chi tiết việc chia cổ tức cho kết quả kinh doanh năm 2019 và 2020, kế hoạch đã được trình lên chính phủ chỉ chờ ngày công bố. Việc chi trả cổ tức cho nhà đầu tư là điều cần thiết và thường được thực hiện sau khi có kết quả kinh doanh của năm. Năm 2019 là năm có mức chi cổ tức rất cao tới 27,6%, việc này cho thấy vào giai đoạn này Vietcombank chưa có kế hoạch mở rộng các hoạt động kinh doanh hay các gói kích thích kinh tế. Chỉ đến năm 2020 khi đại dịch bùng nổ họ mới phải có những gói hỗ trợ doanh nên lãi ròng giảm, từ đó mức chia cổ tức cũng thấp hơn. Dự kiến việc chia cổ tức sẽ diễn ra vào những tháng cuối năm 2021.
Mục Lục
Kế hoạch chia cổ tức của Vietcombank đã được trình lên Chính phủ
VCB có kế hoạch chi trả cổ tức 8% bằng tiền mặt cho năm 2020; và 27,6% cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2019 trong 6 tháng cuối năm 2021.
Bộ phận phân tích của Chứng khoán SSI vừa có báo cáo đánh giá về cổ phiếu VCB của ngân hàng Vietcombank.
Theo SSI, với sự bùng phát dịch Covid-19 gần đây; VCB đã công bố gói cho vay ưu đãi dành cho các khách hàng bị ảnh hưởng bắt đầu từ ngày 15/7/2021. Điều này sẽ khiến thu nhập lãi thuần giảm 1,8 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm 2021. Do đó, SSI giảm 8% ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 xuống còn 26,4 nghìn tỷ đồng (tăng 14,7% so với 2020).
“Chúng tôi cũng ước tính lợi nhuận trước thuế của VCB năm 2022 đạt 33,7 nghìn tỷ đồng (tăng 27% so với 2021); với giả định tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt là 14% và 10,9% so với cùng kỳ, và NIM ở mức 3,05%”, SSI cho biết.
Vietcombank tăng trưởng tín dụng mạnh vào 6 tháng đầu năm
6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank mạnh mẽ trong tất cả các mảng hoạt động; Tăng trưởng tín dụng tăng 9,8% so với đầu năm; cao hơn tổng mức tăng trưởng của các ngân hàng niêm yết mà SSI nghiên cứu là 7,7% so với đầu năm.
Điều này được thúc đẩy bởi các cho vay khách hàng cá nhân (tăng 11,8% so với đầu năm); doanh nghiệp nhỏ và vừa (tăng 9,8% so với đầu năm); và các tập đoàn lớn (tăng 8% so với đầu năm). Phần lớn tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tăng là do cho vay mua nhà (tăng 11,8% so với đầu năm); tăng từ 25,8% trong tổng dư nợ năm 2020 lên 26,3% trong 6 tháng đầu năm 2021.
Cho vay mua nhà là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng cho vay tại VCB trong 3 năm qua. Cho vay các doanh nghiệp lớn tăng tốc với mức tăng trưởng mạnh nhất ở mảng có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 11% so với đầu năm); mảng duy trì tăng trưởng cao trong 3 năm qua. VCB kỳ vọng sẽ dẫn đầu thị phần cho vay doanh nghiệp FDI trong thời gian tới.
NIM của nhà băng này cải thiện đáng kể trong quý 2/2021 (tăng 66 điểm cơ bản so với cùng kỳ lên 3,5%). NIM đã ở mức thấp trong quý 2/2020 khi VCB triển khai các gói cho vay ưu đãi quy mô lớn.
Nửa dầu năm 2021 Vietcombank đã bắt đầu cắt giảm lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp
Và sang nửa đầu năm 2021, VCB đã cắt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; giảm tổng cộng 2,1 nghìn tỷ đồng thu nhập lãi. Do đó, lợi suất tài sản giảm 28 điểm cơ bản so với cùng kỳ trong quý 2/2021. Tuy nhiên, chi phí vốn vốn giảm mạnh hơn 101 điểm cơ bản; do xu hướng giảm của lãi suất huy động và số dư CASA được cải thiện (tăng 23,6% so với cùng kỳ). Tính đến tháng 6/2021, VCB đã cắt giảm lãi suất huy động ở các kỳ hạn với trung bình 120 điểm cơ bản so với cùng kỳ.
Với lãi suất huy động giảm xuống rất thấp, tiền gửi của khách hàng chỉ nhích lên 1,8% so với đầu năm; thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng 9,8% so với đầu năm. Điều này khiến tỷ lệ LDR thuần tăng lên 86,6%; trong khi tỷ lệ LDR tính theo quy định chỉ khoảng 80% thấp hơn mức trần 85%.
Đáng chú ý, thu nhập từ phí của VCB tăng mạnh. Trong đó, thu nhập từ dịch vụ ngân hàng số (Digibank) tăng 85% so với cùng kỳ, đạt 80% so với năm 2020. VCB hiện có lượng khách hàng lớn nhất trong số các ngân hàng niêm yết với 19 triệu khách hàng cá nhân; trong đó 65-70% là khách hàng gần đây sử dụng dịch vụ. Gần 5 triệu khách trong số này sử dụng ứng dụng Digibank.
Dịch vụ thẻ của ngân hàng chứng kiến sự phát triển vượt bậc
Thu nhập từ dịch vụ thẻ tăng 60% so với cùng kỳ, phản ánh sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng; và việc chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngân hàng cũng đã thu được 400 tỷ đồng hoa hồng từ bán bảo hiểm (bancassurance). Ngân hàng có kế hoạch ban đầu cho năm 2021 là 500 tỷ đồng; nhưng sau đó nâng lên 700 tỷ đồng. VCB kỳ vọng bancassurance sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 60% so với cùng kỳ; trong 5 năm tới và có khả năng là động lực tăng trưởng chính cho thu nhập phí.
Dịch vụ thanh toán tăng trưởng khiêm tốn ở mức 5% so với cùng kỳ; trong khi hoạt động tài trợ thương mại chậm lại do dịch Covid-19. Tuy nhiên, VCB vẫn duy trì thị phần 15% trong hoạt động tài trợ thương mại.
VCB có kế hoạch chi trả cổ tức 8% bằng tiền mặt cho năm 2020; và 27,6% cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2019 trong 6 tháng cuối năm 2021. Kế hoạch đã được trình lên chính phủ và ngân hàng đang chờ phê duyệt. Kế hoạch phát hành 6,5% vốn điều lệ có thể bị lùi lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Làm thế nào để nhận được cổ tức?
Để được công ty chi trả cổ tức; yêu cầu tiên quyết là bạn phải nắm trong tay cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền.
Nếu cổ phiếu nắm giữ là cổ phiếu đã niêm yết trên sàn; cổ tức sẽ được trả trực tiếp vào tài khoản chứng khoán của bạn.
Nếu cổ phiếu nắm giữa là cổ phiếu chưa niêm yết (OTC); thì để nhận cổ tức bạn cần phải liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp.