Đối với những nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán thì việc làm quen với cổ phiếu chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua. Đặc biệt là tìm hiểu về cách định giá cổ phiếu cho phù hợp. Mục đích của việc này chính là để giúp các nhà đầu tư biết được giá trị đích thực của loại cổ phiếu mình đang nhắm đến ở thời điểm hiện tại là bao nhiêu tiền. Để từ đó đưa ra quyết định đầu tư vốn cho thích hợp, tránh tình trạng thua lỗ có thể xảy ra khi mua với giá quá cao mà không biết. Để làm được điều đó thì bạn cần sử dụng đến phương pháp định giá cho cổ phiếu. Cách thường được dùng nhất hiện nay là định giá cổ phiếu theo EPS.
Cách sử dụng phương pháp định giá này như thế nào? Công thức của nó là gì? Tất cả sẽ được radiohoo bật mí trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Vai trò của việc định giá cổ phiếu
Với các doanh nghiệp, định giá cổ phiếu là một trong những bước quan trọng của công ty cổ phần. Nhất là khi muốn chào bán cổ phiếu, huy động vốn và tăng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường.
Với các NĐT, định giá cổ phiếu giúp người đầu tư biết được loại cổ phiếu nào đáng mua. Loại cổ phiếu nào có khả năng sinh lợi lớn nhất. Một cách dễ hiểu đó là đánh giá xem cổ phiếu đó đáng giá bao nhiêu tiền. Sau đó, ta sẽ tiến hành mua vào cổ phiếu nếu giá cổ phiếu thấp hơn so với giá trị ta định giá. Hoặc bán ra cổ phiếu nếu giá cổ phiếu hiện đã cao hơn so với định giá để thu lại lợi nhuận
Phương pháp định giá cổ phiếu theo EPS
Định giá cổ phiếu theo EPS là phương pháp định giá dựa trên chỉ số EPS. Đây là chỉ số lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. Hiểu một cách đơn giản, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) chính là phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường của các cổ đông. Đây là giá sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS được các nhà phân tích sử dụng như một chỉ báo về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Bởi vậy mà EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ số EPS được tính toán theo công thức:
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông
Trong đầu tư cổ phiếu, chứng khoán chỉ số EPS có ý nghĩa rất quan trọng. Vậy cho nên chỉ số này được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Dựa vào chỉ số EPS nhà đầu tư có thể xác định được giá cổ phiếu. Chỉ số EPS được chia làm 2 loại là EPS cơ bản và EPS pha loãng. Khi định giá cổ phiếu theo chỉ số EPS, nhà đầu tư cần chú ý đến 2 loại này để đưa ra sự định giá chính xác nhất.
Định giá cổ phiếu dựa vào chỉ số EPS theo thực tế
Thông thường việc tính toán giá trị EPS cơ bản sẽ dành cho các DN không có biến động về số lượng cổ phiếu phát hành. Tuy nhiên thực tế các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán thường có thay đổi về số cổ phiếu lưu hành. Bởi do áp dụng trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi hay mua bán cổ phiếu quỹ, cổ phiếu ESOP.
Vậy nên để chính xác hơn khi định giá cũng như khi phân tích. Chỉ số EPS pha loãng sẽ được xem xét thay thế cho EPS cơ bản. Lúc này EPS pha loãng sẽ được tính toán theo công thức:
Khi định giá cổ phiếu theo EPS, nhà đầu tư phải tự tính toán chỉ số EPS bằng cách lấy các thông tin từ báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Hoặc bạn cũng có thể tìm được giá trị EPS trong báo cáo kết quả kinh doanh .
Rất nhiều nhà đầu tư phân vân, khi định giá cổ phiếu theo EPS. Không biết chỉ số EPS của DN bao nhiêu được gọi là tốt? Vì chỉ số EPS phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy cho nên một doanh nghiệp được đánh giá hoạt động tốt thì EPS nên lớn hơn 1.500 đồng và duy trì nhiều năm. Thậm chí chỉ số này còn có xu hướng tăng. Hoặc ít nhất chỉ số EPS >1.000 đồng mới được xem là tốt.
Các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này
Định giá theo chỉ số EPS là cách định giá thông dụng được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Nó dựa trên cơ sở báo cáo tài chính, lợi nhuận của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu. Phương pháp định giá này có các ưu – nhược điểm như sau:
Ưu điểm của định giá cổ phiếu EPS
- Phương định giá cổ phiếu EPS khá đơn giản. Bạn có thể dễ dàng tính toán dựa trên các thông tin từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoặc tìm ra chỉ số EPS ngay trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Phương pháp cho kết quả nhanh chóng giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định kịp thời
- EPS phản ánh lợi suất mang lại tính trên mỗi cổ phiếu phổ thông. EPS tăng trưởng qua các năm thể hiện được doanh nghiệp đang đem lại lợi ích cho cổ đông. Do vậy nên bạn đầu tư vào cổ phiếu này có thể mang về lợi nhuận tốt
- Chỉ số EPS là yếu tố quan trọng trong xác định chỉ số P/E – chỉ số phản ánh việc nhà đầu tư đang trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu. Từ đó bạn có thể định giá cổ phiếu chính xác và dễ dàng hơn thông qua việc kết hợp hai chỉ số với nhau.
Nhược điểm của phương pháp định giá này
- Chỉ số EPS có thể âm và bạn sẽ gặp khó khăn khi tiến hành định giá. Điều này khiến bạn phải sử dụng các công cụ định giá khác
- Lợi nhuận của doanh nghiệp rất dễ biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đó EPS có thể bị bóp méo dẫn đến kết quả định giá không chính xác. Khiến nhà đầu tư khó khăn khi đưa ra quyết định đầu tư hoặc đầu tư sai
- Doanh nghiệp liên tục phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ESOP khiến cho chỉ số EPS giảm. Điều này làm nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi định giá và đầu tư
- Doanh nghiệp khai khống số liệu dẫn đến lợi nhuận ảo, chỉ số EPS ảo. Khiến nhà đầu tư định giá sai dẫn đến đầu tư thua lỗ
EPS là một chỉ số quan trọng trong hoạt động định giá cổ phiếu và cấu thành nên chỉ số định giá P/E. Bởi vậy định giá cổ phiếu theo chỉ số EPS được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Thông qua chỉ số này nhà đầu tư không chỉ xác định được giá cổ phiếu. Mà nó còn có thể đánh giá chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp qua các thời kỳ.
Tuy nhiên, để đầu tư cổ phiếu chứng khoán bạn không chỉ cần hiểu về EPS. Bạn cũng cần tìm hiểu thêm về định giá cổ phiếu cũng như kết hợp thêm nhiều phương pháp định giá và cổ phiếu khác nữa. Để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn và có hiệu quả.