Thực trạng lượng kiều hối về TP. Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây

Kiều hối là lượng ngoại tệ thuộc nhóm chính trong các nguồn thu nhập của Việt Nam. Mấy năm gần đây lượng tiền nguồn này luôn có sự gia tăng. Đóng góp rất lớn cho nền kinh tế và giúp NHNN điều hành công tác quản lý tài chính. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh lượng kiều hối đứng hàng đầu cả nước. Và có dấu hiệu tăng lên đáng kể. Nhất là trong giai đoạn bùng phát đại dịch Covid-19 nguồn tiền này hỗ trợ cho việc giữ ổn định VND. Đây là một tin vui cho cả nền kinh tế tránh sự khủng hoảng trong xã hội.

Lượng kiều hối về TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng

Việt Nam kỳ vọng lượng kiều hối tăng sẽ giúp giữ ổn định tiền tệ; cho phép Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết. Lượng tiền về thành phố được dự báo sẽ đạt khoảng 6,5 tỷ USD trong năm nay; sau khi tăng 15% lên mức kỷ lục 6,1 tỷ USD vào năm 2020. TP. Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế của Việt Nam đã nhận được khoảng 50%; trong tổng lượng kiều hối của cả nước những năm gần đây.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, cho biết, 5 tháng đầu năm 2021 kiều hối chảy về thành phố đạt 2,6 tỷ USD; tăng 13% so với cùng kỳ. Trước đó, kiều hối chảy về TP. Hồ Chí Minh 4 tháng đầu năm nay đạt 2 tỷ USD; tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, riêng trong tháng 5, lượng kiều hối chảy về địa bàn thành phố đạt 600 triệu USD.

“Kiều hối đã tăng đột biến trong thời kỳ đại dịch. Và góp phần giúp chúng tôi giữ đồng tiền ổn định một cách đáng kể”, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết. “Ngoài kiều hối tăng, đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu tăng trong năm nay. Cũng sẽ giúp đảm bảo nguồn cung ngoại tệ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách điều hành của chúng tôi trong việc giúp các doanh nghiệp đối phó với tác động của Covid-19”.

Kiều hối về TP. HCM tăng
Kiều hối về TP. HCM tăng

Những nguồn kiều hối chủ yếu của TP. Hồ Chí Minh

Từ nhiều năm nay, TP. Hồ Chí Minh là một trong những địa bàn nhận được lượng kiều hối lớn nhất so với cả nước. Bất chấp giai đoạn dịch Covid-19. Đáng chú ý, nguồn chuyển về chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Góp phần tăng cung ngoại tệ từ đó giúp ổn định tỉ giá và tiền đồng.

Trong báo cáo cập nhật dữ liệu kiều hối toàn cầu mới nhất vừa công bố; Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết; cơ quan này đã điều chỉnh ước tính lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020; từ mức 15,7 tỷ USD của báo cáo trước đó, lên đến 17,2 tỷ USD. Theo đó, Việt Nam thuộc top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất trong số các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Với lượng kiều hối chảy về tương đương 5% GDP năm 2020. Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm 10 nước tại Đông Á – Thái Bình dương có tỷ trọng kiều hối trên GDP cao nhất. Các quốc gia đứng trên Việt Nam hầu hết đều là những nước rất nhỏ. Với dân số khoảng 1 triệu người trở xuống, ngoại trừ Philippines. Tính chung 5 năm qua, tổng lượng tiền gửi về Việt Nam đạt 71 tỷ USD. Tăng trưởng trung bình 6%/năm. Trong đó, năm 2018 và 2019 đạt lần lượt là 16 tỷ USD và 16,7 tỷ USD.

Một con số khác cũng gây chú ý, trong năm 2019 và 2020, tuyến chuyển tiền từ Thái Lan về Việt Nam là 1 trong 5 tuyến kiều hối đắt đỏ nhất thế giới.  Theo đó, phí chuyển một khoản tiền tương đương 200 USD từ Thái Lan tới Việt Nam; có thể lên đến 13% trên số tiền được chuyển.

Kiều hối giúp ổn định tiền tệ trong nước
Kiều hối giúp ổn định tiền tệ trong nước

Chính sách tiền tệ và lãi suất giữ mức ổn định

Tháng trước, Ngân hàng Nhà nước cho biết tiếp tục theo đuổi các chính sách tiền tệ. Nhằm giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời kiểm soát lạm phát. Chính phủ muốn đảm bảo Việt Nam vẫn sẽ nằm trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Và dự kiến tăng trưởng đạt mức 6,5% trong năm 2021.

Hiện tỷ giá VND/USD ở mức 23.058 đồng/USD. VND đã tăng khoảng 0,3% trong năm ngoái và là một trong những đồng tiền ổn định nhất khu vực.

“Lãi suất có thể sẽ ổn định trong năm nay. Do không còn nhiều dư địa để cắt giảm lãi suất điều hành với bối cảnh lạm phát đang tăng lên”, ông Nguyễn Hoàng Minh nói. Ngân hàng Nhà nước, với mục tiêu cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát; đang linh hoạt hơn trong việc điều tiết lãi suất cho vay. Để giúp các doanh nghiệp gặp khó khăn trong đợt bùng phát của dịch bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *