Trong khi thị trường vàng thế giới đang giảm mạnh thì ở Việt Nam, mặc cho tình hình đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp. Giá vàng cũng chỉ giảm “nhẹ nhàng” cho có lệ. Thế giới chỉ còn 47-48 triệu đồng/ lượng, thì ở nước ta, con số này vẫn giữ mức 57-58 triệu đồng. Điều này khiến cho các nhà đầu tư ôm vàng từ đầu năm đến nay bị lỗ nặng. Cùng radiohoo cập nhật những thông tin thị trường mới nhất mỗi ngày nhé!
Mục Lục
Vàng thế giới đang giảm mạnh nhất trong 6 tháng
Đúng như dự báo, chỉ trong 2 phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng đã giảm liên tiếp. Chọc thủng mốc 1.750 USD/ounce, từ 1.757 USD/ounce xuống chỉ còn 1.734 USD/ounce, giảm 24 USD/ounce. Đây là mức giảm mạnh nhất và giá vàng hiện đang ở vùng đáy trong vong hơn 6 tháng qua. Giá vàng chịu sức ép từ đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng trong những ngày qua. Sau khi Mỹ thông tin về số liệu việc làm tăng mạnh.
Thông tin này khiến giới đầu tư lo ngại, trước những khởi sắc của nền kinh tế Mỹ trong những tháng tới đây. Là nguy cơ Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ sớm thắt chặt chính sách tiền tệ. Do đó nhà đầu tư đã đua nhau tháo chạy khỏi thị trường vàng. Dẫn chứng là trong phiên giao dịch đầu tuần. Quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã bán ròng hơn 2 tấn vàng. Tương đương giảm 0,2%, còn nắm 1.023,5 tấn vàng.
Giá vàng trong nước chỉ giảm cho có lệ
Trong khi giá vàng thế giới giảm hơn nửa triệu đồng/lượng thì giá vàng trong nước chỉ giảm “lấy lệ”. Khoảng 70.000 đồng/lượng, từ 57,02 triệu đồng/lượng (hôm cuối tuần). Đến phiên giao dịch cuối ngày 10/8 giảm còn 56,95 triệu đồng/lượng.
Với ngưỡng 1.734 USD/ounce, giá vàng thế giới hiện tương đương khoảng 48,10 triệu đồng/lượng. Nếu được quy đổi theo giá USD tự do và chưa tính các chi phí liên quan. Đặc biệt, giá vàng miếng SJC bán lẻ hiện đang cao hơn giá vàng thế giới tới 9,2 triệu đồng/lượng.
Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới bị kéo giãn trong những ngày gần đây. Khi giá vàng thế giới sụt giảm mạnh nhưng trong nước giảm cầm chừng.
Nhà đầu tư bị lỗ do ôm vàng
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Trong 1 năm qua, người nắm giữ vàng lỗ hay lãi?
Quay ngược về hồi đầu tháng 8/2020 cho thấy, giá vàng những ngày đầu tháng 8/2020 tăng phi mã. Nguyên nhân khiến giá vàng thế giới lúc đó có sự biến động mạnh là do dịch Covid-19 tái phát tại nhiều quốc gia. Nên tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó là căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc…, khiến giá vàng tăng mạnh.
Cụ thể, từ giữa cuối tháng 7/2020, giá vàng thế giới liên tục tăng mạnh. Từ 1.900 USD/ounce tăng lên đến 1.970 USD/ounce. Và cùng thời điểm đó, giá vàng trong nước cũng áp sát mốc 60 triệu đồng/lượng. Bước sang đầu tháng 8/2020, giá vàng thế giới tăng cao đạt mốc lịch sử 2.000 USD/ounce. Đỉnh điểm nhất là ngày 18/8, giá vàng thế giới bán ra tăng gần 473 USD/ounce so với cuối năm 2019. Từ 1.527 USD/ounce tăng lên mốc 2.000 USD/ounce.
Tương tự, giá vàng trong nước cũng biến động theo xu hướng tăng mạnh. Cụ thể vào ngày 6/8, giá vàng SJC trong nước đạt mốc 60 triệu đồng/lượng. Có thời điểm giá vàng giao dịch trên mức 62 triệu đồng/lượng. Đến ngày 18/8, giá vàng trong nước bán ra tăng 15,7 triệu đồng/lượng so với mức giá cuối năm 2019. Từ 46,30 triệu đồng/lượng tăng vọt lên 62 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới gần chục triệu đồng/lượng
Như vậy, chỉ trong vòng 8 tháng đầu năm 2020, mỗi lượng vàng SJC đã tăng tới 20 triệu đồng/lượng. Tương đương mức tăng 47%. Thời điểm đó, mức chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước chỉ khoảng 2,6 triệu đồng/lượng.
Lúc giá vàng lên cao, không ít người đã kỳ vọng vàng sẽ còn tăng giá nên đã “ôm tiền” mua vàng. Nhưng không may ngay sau đó, ít ai ngờ được, giá vàng ngay lập tức “bốc hơi” rất nhanh. Đang từ mốc 62 triệu đồng/lượng giảm xuống mức 56,10 triệu đồng/lượng.
Và cho đến thời điểm hiện tại, dù cho có thời điểm giá vàng thế giới giảm xuống dưới 50 triệu đồng/lượng. Thì giá vàng trong nước vẫn chỉ loanh quanh ở mức từ 56-57 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới gần chục triệu đồng/lượng. Điển hình như giá vàng ngày 10/8/2021.
Không nên bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ
Anh Hoàng Ngọc (ở Hà Nội) cho biết, vào đầu tháng 8 năm ngoái, thấy giá vàng tăng cao lên hơn 60 triệu đồng/lượng, vì nghĩ giá còn lên nữa nên anh đã rút tiền mua hẳn 10 lượng vàng với giá 60,30 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, anh Hải mua chưa được 1 tuần thì giá vàng quay ngoắt về dưới 60 triệu đồng/lượng, rồi dần hạ xuống 56,00 triệu đồng/lượng.
“Từ lúc đó tôi thường theo dõi giá vàng để khi có cơ hội bán thu hồi vốn nhưng cả năm nay giá vàng trong nước chỉ loanh quanh ở mức 56-57 triệu đồng/lượng nên tôi chưa thể bán được. Nếu bán thì mỗi lượng tôi bị lỗ từ 3-4 triệu đồng, nên thôi cứ để cố, lâu dần cũng coi như đây là khoản tài sản cố định”, anh Ngọc chia sẻ.
Nếu làm 1 phép tính đơn giản, giả sử như anh Ngọc chỉ dùng 1 nửa số tiền trên để mua vàng, nửa (khoảng 300 triệu đồng) còn lại gửi tiết kiệm. Vào thời điểm tháng 9/2020, lãi suất ngân hàng kỳ hạn 1 năm tại VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank nằm ở mức 6,00%/năm thì anh Ngọc sẽ được lĩnh số tiền lãi khoảng 18 triệu đồng. Do đó, bài học nhà đầu tư không nên “bỏ trứng vào 1 giỏ” luôn là chân lý.
Giá vàng sẽ tăng trong thời gian tới
Tương tự, giá vàng trong nước trong tháng 7 vừa qua cũng tăng từ 400-500.000 đồng/lượng. Cụ thể vào đầu tháng 7, giá vàng trong nước đứng ở mức 56,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,90 triệu đồng/lượng bán ra, và kết thúc phiên giao dịch ngày 31/7, giá vàng trong nước giao ở mức 56,70 triệu đồng lượng (mua vào) và 57,40 triệu đồng/lượng (bán ra).
Trong cuộc khảo sát về giá vàng của Kitco thực hiện vào cuối tuần qua cho thấy, trong số 14 chuyên gia thực hiện khảo sát thì có tới 11 người cho rằng giá vàng sẽ tăng trong thời gian tới. Tương tự, tại cuộc khảo sát trực tuyến, 70% cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng.
Cơ sở để giới chuyên gia phân tích dự báo giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới là do đồng USD tiếp tục yếu khi lạm phát giảm dần đi sẽ hỗ trợ giá vàng.