SHB tạm khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 10%

SHB tạm khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 10% với sự đồng ý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để chuẩn  bị rao bán cổ phiếu. Sau một thời gian hoạt động thì ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội đã dần trở thành một ngân hàng có tiềm lực trên thị trường. Chính vì vậy việc tăng vốn điều lệ là điều không tránh khỏi. Để đảm bảo tính hợp lý thì mới đây SHB đã xin tạm khóa “room” ngoại để chuẩn bị rao bán cổ phiếu. Điều này sẽ giúp SHB thu về số vốn lớn cho hoạt động của mình.

Ủy ban CK Nhà nước chấp thuận SHB khóa room ngoại

Ngày 11/8/2021, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Đã nhận được Công văn số 4471/UBCK-PTTT của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Chấp thuận việc tạm khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài của SHB ở mức 10%. Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận tạm khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài của SHB là 10%. Nhằm thực hiện phương án chào bán, phát hành chứng khoán. Phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 thông qua. Theo Nghị quyết số 01/2021/NQ-ĐHĐCĐ của SHB với thời hạn tối đa 6 tháng.

SHB chào đón nhà đầu tư nước ngoài
SHB chào đón nhà đầu tư nước ngoài

Trước đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội đã thông qua nội dung tăng vốn. Từ việc phát hành cổ phiếu tăng thêm dành cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Số lượng cổ phiếu chào bán không quá 20% số lượng cổ phiếu đã phát hành của SHB tại thời điểm hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư.

Với việc chào đón nhà đầu tư nước ngoài mạnh về năng lực tài chính, công nghệ. Đổi mới nhân sự cấp cao. Kết hợp với các đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới,… Và hàng loạt những chiến lược đã đưa vào kế hoạch tới đây. SHB sẽ tiếp tục tạo nên nhiều dấu ấn đáng chú ý trên thị trường tài chính ngân hàng.

Vài nét về ngân hàng SHB

Là ngân hàng có tiềm lực tài chính vững mạnh, uy tín trong và ngoài nước. Cùng với sự đồng hành chia sẻ của khách hàng, các Tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp đa ngành nghề… Trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế xã hội như nông nghiệp nông thôn, năng lượng… Và tệp khách hàng cá nhân tại hơn 530 điểm giao dịch trên toàn quốc. SHB đang được rất nhiều Tập đoàn tài chính, ngân hàng, Quỹ đầu tư trên thế giới chú ý, quan tâm tìm hiểu.

Với SHB, nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn là đối tác có năng lực về tài chính; công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản trị điều hành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trở thành nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược nước ngoài theo quy định pháp luật. Phù hợp với mục tiêu chiến lược của SHB. Và mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông, đối tác, khách hàng của SHB.

Mục tiêu tới năm 2025, SHB sẽ trở thành ngân hàng thương mại cổ phần số 1. Về hiệu quả và công nghệ. Tầm nhìn tới năm 2030 trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại top đầu khu vực. Hiện thực hóa điều này; SHB đang chủ động đổi mới toàn diện với những sáng kiến chiến lược phù hợp.

Khoá room ngoại để chuẩn bị chào bán cổ phiếu

Năm 2021, SHB đề xuất với cổ đông 2 kịch bản lợi nhuận
Năm 2021, SHB đề xuất với cổ đông 2 kịch bản lợi nhuận

Trước đó, tại ĐHĐCĐ, ngân hàng thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2019 và 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ lần lượt là 10% và 10,5%. Đồng thời SHB muốn chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.500 đồng/cp. Nếu hoàn thành các phương án này, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng mạnh lên hơn 26.600 tỷ đồng.

Năm 2021, SHB đề xuất với cổ đông 2 kịch bản lợi nhuận. Trường hợp SHB hoàn thành việc chào bán phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng trong quý 3/2021. Lợi nhuận trước thuế năm 2021 dự kiến đạt 6.128 tỷ đồng, tăng 88% so với năm 2020. Trường hợp ngân hàng hoàn thành việc chào bán phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng hoàn thành trong quý 4/2021 thì lợi nhuận dự kiến là 5.828 tỷ đồng, tăng 78% so với năm 2020.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *