UBND tỉnh Quảng Ngãi mới đây đã có văn bản đề nghị Thủ tướng quan tâm. Và xem xét cho chủ trương cho việc ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu xuất phát từ các nhà máy lọc dầu nội địa. Mục đích của việc này là nhằm đảm bảo sự cân đối cung cầu. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa thời gian qua được cho là sụt giảm rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến điều này có lẽ xuất phát từ chỉ thị 16 giãn cách xã hội. Mời bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện này nhé.
Mục Lục
Chỉ thị 16 làm cho nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa thời gian qua sụt rất mạnh
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng. Việc thực hiện biện pháp mạnh để kiểm soát dịch. Đặc biệt là áp dụng Chỉ thị 16 tại các tỉnh phía Nam và thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng từ đầu tháng 7. Tới giữa tháng 8 làm cho nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa thời gian qua sụt rất mạnh. Và dự kiến tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuối năm nay”.
Theo đó, BSR ghi nhận sản lượng tiêu thụ giảm mạnh và thiếu sức chứa do nhu cầu giảm đột ngột. Nên các thương nhân đầu mối đã giảm/dừng nhận hàng tại nhà máy. Với khối lượng rất lớn (riêng tháng 7 khoảng 230.000 m3). Hơn nữa việc giãn lịch nhận hàng đã làm tồn kho của nhà máy tăng lên rất nhanh giai đoạn cuối tháng 7 và đầu tháng 8.
Tỉnh này dự kiến lượng hàng nhận của nhà máy trong tháng 8 chỉ khoảng 50-60% sản lượng của hợp đồng. Nhiều thương nhân đầu mối không có kế hoạch nhận hàng từ BSR. Do vậy, kho nhà máy đang tồn khoảng trên 200.000 m3 sản phẩm xăng dầu các loại (tương đương 1,2 triệu thùng). Và gần 400.000 m3 dầu thô (tương đương 2,4 triệu thùng).
Bản thân BSR đã triển khai nhiều giải pháp như giảm công suất nhà máy xuống còn 90% (mức công suất kỹ thuật tối thiểu). Từ ngày 3/8; tiến hành gửi kho 25.000 m3 xăng 95. Và có kế hoạch gửi thêm khoảng 100.000-120.000 m3 ngay trong tháng 8. Để đảm bảo duy trì vận hành nhà máy.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Thủ tướng quan tâm xem xét ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước
Bên cạnh việc giảm hiệu quả kinh tế do phải giảm công suất nhà máy. Tồn kho sản phẩm tăng rất cao thì BSR phải đối diện với rủi ro không còn sức tồn chứa. Kể cả việc đưa hàng đi gửi kho do hệ thống kho trên thị trường hầu như đã đầy. Dẫn đến nguy cơ phải dừng nhà máy.
UBND tỉnh Quảng Ngãi lo ngại tình hình dịch bệnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Dẫn đến nhu cầu xăng dầu trong nước sụt giảm rất mạnh. Trong khi nguồn cung đã vượt khả năng tiêu thụ tại thị trường nội địa. Trong các tháng tới, nếu các đầu mối tiếp tục nhập khẩu thì sẽ gây áp lực thừa cung rất lớn và gây tồn ứ xăng dầu trên diện rộng.
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4. Hoạt động kinh doanh của BSR thuộc nhóm hưởng lợi nhất khi giá dầu dầu tăng vượt 70 USD/thùng. Trong khi kế hoạch kinh doanh dựa trên giả định 45 USD/thùng. Công ty báo cáo doanh thu thuần tăng 54% lên 48.909 tỷ đồng. Và có lãi ròng 3.543 tỷ (trong khi nửa đầu năm ngoái lỗ 4.257 tỷ đồng).
Vì thế, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Thủ tướng quan tâm. Xem xét cho chủ trương ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước. Để đảm bảo cân đối cung cầu, giảm thiểu nguồn nhập khẩu xăng dầu. Nhằm hỗ trợ ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của các đơn vị trong nước.
Lọc dầu Dung Quất nhập thêm 2-3 triệu thùng dầu thô từ Mỹ
Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm của Công ty Cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị vận hành lọc dầu Dung Quất có một thông tin đáng chú ý. Đó là việc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã chế biến thử nghiệm thành công lô dầu thô WTI số lượng 1 triệu thùng (của Mỹ) lần đầu tiên được nhập khẩu về Việt Nam.
Việc chế biến thành công dầu thô WTI mở ra cơ hội cho BSR đa dạng hoá nguồn dầu thô nhập khẩu, trong bối cảnh nguồn dầu thô Bạch Hổ trong nước suy giảm, qua đó nâng cao hiệu quả chế biến nhờ giá dầu thô WTI khá cạnh tranh. Dự kiến trong 6 tháng cuối năm BSR sẽ nhập thêm 2 đến 3 triệu thùng dầu thô WTI từ Mỹ, qua đó góp phần cải thiện cán cân thương mại giữa Việt Nam và Mỹ”, BSR cho hay.
Ngoài ra, BSR tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như giá dầu thô diễn biến phức tạp, khó lường; khoảng chênh giữa giá sản phẩm và dầu thô giảm mạnh so với kế hoạch; nguồn cung xăng dầu trong nước được bổ sung từ Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn làm tăng thêm sự cạnh tranh; chính sách thuế nhập khẩu dầu thô chưa được tháo gỡ,…