Những tín hiệu từ thị trường hỗ trợ giá vàng

Tuy rằng có nhiều loại đá quý và kim loại khác có giá hơn vàng. Nhưng nhu cầu về chúng lại đứng hàng đầu thế giới. Nó là một truyền thống và thói quen lâu đời. Bên cạnh đó trong lịch sử nó có vị trí là một loại tiền tệ lưu thông quốc tế. Nên rất nhiều quốc gia dự trữ như một kênh trú ẩn an toàn cho nền kinh tế. Giá vàng cũng theo quy luật cung – cầu của thị trường. Và những yếu tố ảnh hưởng đến cung – cầu sẽ ảnh hưởng đến biến động giá của kim loại quý này.

Tín hiệu hỗ trợ giá vàng từ các ngân hàng trung tương các nước

Nguyên nhân các ngân hàng trung ương tăng mua vàng

Các ngân hàng trung ương có thể lại có động lực để mua vàng. Sau khi dừng mua trong năm qua. Các ngân hàng từ Serbia đến Thái Lan đang tăng dự trữ vàng. Và Ghana đã thông báo kế hoạch mua vàng khi bóng ma lạm phát đang xuất hiện. Và sự phục hồi của thương mại toàn cầu đã mang lại nguồn tài chính để mua vàng.

Ngân hàng Quốc gia Serbia (tức ngân hàng trung ương), cho rằng, trong dài hạn, vàng là tài sản đảm bảo đáng kể nhất. Trước lạm phát và các dạng rủi ro tài chính khác. Tổng thống Serbia, Aleksandar Vucic, gần đây đã thông báo ngân hàng trung ương nước này dự kiến tăng dự trữ vàng từ 36,3 tấn lên 50 tấn.

Sự phục hồi của thương mại toàn cầu đang làm gia tăng tài khoản vãng lai của các nền kinh tế mới nổi. Giúp các ngân hàng trung ương có nguồn lực để mua thêm vàng.

Giá vàng biến động theo cung - cầu
Giá vàng biến động theo cung – cầu

Ý kiến phân tích của các chuyên gia

Theo nhà phân tích về kim loại quý James Steel của HSBC Holdings Plc; giá dầu thô tăng cũng đang thúc đẩy hoạt động mua vàng của các nước xuất khẩu dầu. Trong đó có Kazakhstan. Điều này có thể sẽ tiếp tục. Theo nhà phân tích này, nếu một ngân hàng trung ương muốn đang dạng hóa tài sản dự trữ ngoài USD. Vàng là một lựa chọn lý tưởng thay cho các đồng tiền khác.

Nhà phân tích về kim loại quý của Chartered Plc; Suki Cooper, cho rằng hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương đang góp phần ngăn chặn dòng chảy đầu tư mạnh ra khỏi các quỹ giao dịch ngoại hối. Căng thẳng địa chính trị, nhu cầu đa dạng hóa và sự bất ổn gia tăng. Đã tiếp tục làm tăng nhu cầu với vàng.

Ông Aakash Doshi và các nhà phân tích khác của Citigroup Inc. Cho rằng, trong kịch bản lạc quan, khi kinh tế toàn cầu phục hồi, các ngân hàng trung ương có thể mua khoảng 1.000 tấn. Ngân hàng này dự báo lượng vàng được mua sẽ tăng lên 500 tấn trong năm 2021 và 540 tấn trong năm tới.

Những con số này thấp hơn mức đỉnh trên 600 tấn trong năm 2018 và 2019. Nhưng tăng đáng kể so với mức 326,3 tấn của năm 2020; theo số liệu của Hội đồng Vàng thế giới (WGC).

Theo một khảo sát của WGC, khoảng 1/5 số ngân hàng trung ương dự kiến tăng lượng vàng dự trữ trong năm tới.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)
Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)

Nhưng yếu tố thị trường ảnh hưởng đến giá vàng

Hành động của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)

Hoạt động mua vàng phục hồi sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ. Sẽ thúc đẩy khả năng tăng giá của kim loại quý này.

Vàng chịu sức ép trong năm nay khi lợi suất trái phiếu tăng. Đã khiến sức hấp dẫn của tài sản không sinh lời như vàng giảm đối với các nhà đầu tư. Sau khi phục hồi trong tháng Tư và tháng Năm. Giá vàng giảm mạnh nhất trong hơn bốn năm trong tháng Sáu. Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuyển hướng ủng hộ việc tăng lãi suất và đồng USD mạnh lên.

Fed ngày 16/6 đã khiến thị trường bất ngờ với dự báo lãi suất sẽ được nâng lên sớm hơn so với dự kiến. Điều này đã gây thất vọng cho những người lạc quan về triển vọng đầu tư vào vàng. Giá vàng giảm 4% trong phiên 16/6. Và tiếp tục giảm trong phiên 17/6, xuống dưới mức 1.800 USD/ounce lần đầu tiên kể từ đầu tháng Năm.

Dù giá vàng thường tăng trước những lo ngại về lạm phát. Phố Wall có thể đã lường trước khả năng này. Các nhà đầu tư đang bán vàng do khả năng Fed sẽ tập trung nhiều hơn vào vấn đề lạm phát. Và có thể hành động quyết liệt hơn.

Lãi suất tăng không có lợi cho vàng. Khi khiến kim loại quý này mất sức hấp dẫn so với các tài sản khác. Như trái phiếu vốn có xu hướng được hưởng lợi trong môi trường lãi suất tăng.

Việc Fed chú trọng hơn đến vấn đề lạm phát có thể dẫn đến việc lợi suất trái phiếu tăng. Cũng như đồng USD mạnh hơn, điều cũng không có lợi cho giá vàng.

Lạm phát ảnh hưởng đến giá vàng
Lạm phát ảnh hưởng đến giá vàng

Lạm phát làm cho nhu cầu vàng tăng lên

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, sức hấp dẫn của vàng như một công cụ phòng ngừa lạm phát. Sẽ được duy trì khi đà tăng của lạm phát dự kiến có thể kéo dài lâu hơn.

Ông Phillip Streible, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường tại Công ty Môi giới Blue Line Futures (Mỹ) cho rằng; số liệu việc làm tích cực khó có thể khiến Fed vội vàng thu hẹp chương trình kích thích kinh tế. Đặc biệt khi biến thể Delta khiến một số quốc gia ở châu Á và châu Âu tạm dừng kế hoạch mở cửa kinh tế trở lại.

Đồng quan điểm này, Bart Melek, người đứng đầu Bộ phận Chiến lược hàng hóa tại Công ty TD Securities đưa ra nhận định. Tỷ lệ tiêm chủng thấp ở một số khu vực tại Mỹ có thể thuyết phục một số nhà đầu tư rằng; lập trường của Fed sẽ thận trọng hơn về vấn đề tăng lãi suất. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ vàng trong dài hạn.

Văn hóa trọng vàng của một số quốc gia ảnh hưởng đến giá vàng

“Văn hóa trọng vàng” đã tồn tại hàng nghìn năm và vẫn được giữ cho đến ngày nay. Có thể vàng không phải là kim loại quý hiếm nhất thế giới. Nhưng nhu cầu của xã hội về vàng đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Và ngày càng tăng khiến cho vàng trở thành một thứ hàng hóa rất hấp dẫn và vật lưu trữ quý giá.

Ngoài vai trò tiền tệ và tài sản lưu trữ. Thì vàng còn là thành phần vô cùng quan trọng sử dụng trong trang sức và công nghiệp. Hơn một nửa nhu cầu vàng đến từ trang sức, trong đó 2 quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ có nhu cầu lớn nhất. Thậm chí ở nhiều nơi trên Ấn Độ, vàng vẫn được coi là thước đo thể hiện sự giàu có. Là món quà quý giá dùng để tặng vào những dịp quan trọng, điều này đã đẩy giá vàng ở Ấn Độ tăng lên.

Ngoài đồ trang sức, các sản phẩm công nghiệp điện tử cũng cần 1 lượng vàng khá lớn. Tương đương khoảng 12% để sản xuất các thiết bị điện tử; máy tính; hệ thống GPS và các thiết bị y tế như khác.

Tương tự như bất kỳ loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào, nhu cầu tăng trong khi nguồn cung bị hạn chế. Có xu hướng tác động đến giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó cao hơn. Như trên đã nói, vàng là một nguồn tài nguyên hữu hạn. Và khi điều kiện kinh tế toàn cầu làm cho vàng trở nên hấp dẫn sẽ khiến nhu cầu sở hữu vàng tăng. Làm cho giá tăng theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *