Tủ bếp là món đồ nội thất không thể thiếu trong hầu hết các gia đình. Nó sẽ giúp không gian bếp trở nên gọn gàng, sạch sẽ và thuận tiện hơn trong quá trình nấu nướng. Trên thị trường hiện nay, món đồ nội thất này được làm từ rất nhiều chất liệu như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, inox, nhôm kính,… mỗi loại đều sẽ có những ưu nhược điểm riêng của chúng. Xem xét một cách toàn diện và lựa chọn được chiếc tủ phù hợp nhất sẽ góp phần tạo nên một không gian bếp sang trọng, tinh tế, tiện nghi và hiện đại. Qua những chia sẻ sau đây của radiohoo.com hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin để cân nhắc khi lựa chọn chất liệu để đóng tủ bếp cho gia đình.
Mục Lục
Cách chọn chất liệu tủ bếp vừa bền vừa rẻ
Kết hợp chất liệu MDF với chất liệu MFC
Phần lớn các bộ tủ bếp gỗ công nghiệp Việt được làm bằng chất liệu gỗ MDF chống ẩm hoặc ván dăm chống ẩm bởi giá thành thấp hơn các chất liệu khác như HDF, compsite hay plywood trong khi vẫn đảm bảo độ bền tiêu chuẩn.
MDF có độ bền và khả năng chống ẩm tốt hơn ván dăm nên giá thành cũng sẽ cao hơn. Vì vậy, nếu sử dụng MDF cho toàn bộ tủ bếp thì chi phí bị đội lên khá cao. Ngược lại, nếu dùng toàn bộ là ván dăm lại không đảm bảo được chất lượng. Do vậy, việc kết hợp sử dụng hai loại cốt gỗ công nghiệp này cho các bộ phận khác nhau của tủ bếp một cách hiệu quả sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ mà vẫn đảm bảo được độ bền tiêu chuẩn cho tủ bếp.
Theo đó, một bộ tủ bếp nên sử dụng chất liệu MFC (ván dăm chống ẩm phủ Melamine màu trắng) cho hộc tủ và chất liệu MDF cho cánh tủ. Lý do là vì hộc tủ thì luôn cố định còn cánh tủ sẽ được đóng, mở hàng ngày. Vì vậy, nó cần dùng chất liệu bền hơn. Ngoài ra, tủ bếp trên ở vị trí cao ráo, khô thoáng. Nó cũng ít bị va đập hơn trong quá trình sử dụng so với tủ bếp dưới. Vì vậy, bạn có thể sử dụng ván dăm cho mặt cánh tủ bếp trên và MDF với bộ phận tương tự cho tủ bếp dưới.
Sử dụng các chất liệu dùng để phủ bề mặt
Trên thị trường có rất nhiều chất liệu phủ bề mặt phổ biến như Melamine, Laminate, Acrylic, Verneer,… Trong đó, Melamine có giá thành phải chăng nhất tiếp đến là Laminate. Tất nhiên, chất liệu có giá thành thấp hơn thì độ bền và khả năng chống ẩm, chống xước cũng thấp hơn. Cùng với nguyên lý đã gợi ý ở trên, gia chủ có thể kết hợp Laminate với mặt cánh tủ bếp dưới nơi thường xuyên va chạm, tiếp xúc nhiều với nước và Melamine với tủ bếp trên để vẫn đảm bảo độ bền lẫn tính thẩm mỹ, đồng thời tiết kiệm được chi phí.
Một số lưu ý khi chọn mua tủ bếp
- Nếu chọn chất liệu gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo thì nên mua sản phẩm của các thương hiệu có uy tín. Phải đảm bảo nó được ngâm tẩm, sơn phủ và sấy khô đúng cách. Điều này sẽ giúp tủ không bị mối mọt và cong vênh.
- Gỗ pơmu, gỗ tràm thì rất hiếm khi bị mọt. Gỗ căm xe thì chịu nước rất cao. Gỗ giá tỵ (teak) thì không bị mọt, chịu nước mà cũng khó cong vênh.
- Tuy nhiên, để giữ độ bền của tủ kệ thì tủ bếp không nên đặt trực tiếp lên sàn, đặc biệt là tủ làm bằng gỗ. Tủ treo cũng không nên ốp sát tường để tránh sự ẩm mốc. Các ngăn tủ cũng được lắp hệ miếng lót nhôm thoát mùi để thông thoáng bên trong. Đồng thời nó sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ ẩm mốc, mối mọt.
- Khi mua tủ gỗ, cần quan tâm đặc biệt đến những phụ kiện đi kèm như tay nắm, bản lề. Phải chọn những phụ kiện không bị gỉ sét quá nhanh. Chân tủ nên được làm bằng nhựa hoặc nhôm để tránh mối, mọt, nước. Chân tủ nên có chiều cao từ 10 đến 15cm.
- Trong khi đó, loại tủ gỗ toàn bộ có thể độ bền sẽ không bằng, giá thành lại đắt hơn. Nhưng nếu trong điều kiện khí hậu Việt Nam, việc một hệ thống tủ bếp kín, với các khung cửa sát vào phần “xương” sẽ phù hợp hơn. Đó là chưa kể khi tủ bếp đồng bộ hoàn toàn bằng gỗ được lắp ráp theo modul. Điều này giúp linh hoạt di chuyển nếu muốn bố trí lại không gian bếp. Chứ nó sẽ không cố định như xây bằng gạch.