Nhóm cổ phiếu ngân hàng nhận tin vui, đồng loạt xanh

Trong những phiên giao dịch chứng khoán mới đây nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có sự phân hóa khi có hơn 15/27 mã cổ phiếu tăng giá, 2 mã đứng tham chiếu và còn lại thì tụt giảm. Nhưng tại phiên giao dịch mới nhất thị trường chứng khoán đã thấy lại sự tăng điểm của tất cả 27 mã cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng. Tất cả đều xanh màu trên 3 sàn giao dịch lớn là HSX, UPCoM và HNX, mức thanh khoản cũng tăng cao nhất trong một tháng vừa qua. Nổi bật chính là 3 mã ngân hàng dẫn đầu VPB, MBB và TCB. Đây là diễn biến ngay sau thông tin từ phía Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư mới hỗ trợ các ngân hàng giải quyết tình trạng nợ xấu trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19

Cùng radiohoo xem chi tiết về thông tin này cũng như một số sự kiện nổi bật của các ngân hàng trong thời gian vừa qua để có cái nhìn bao quát hơn nhé!

Cổ phiếu ngân hàng bật đà tăng trưởng trở lại

Kết phiên 16/7, toàn bộ cổ phiếu ngân hàng đều có “giá xanh”. Nhiều cổ phiếu ngân hàng bật tăng sau khoảng thời gian đi ngang, tích lũy. 3 cổ phiếu VPB của VPBank, TCB của Techcombank và MBB của MB đóng vai trò dẫn dắt nhóm ngân hàng.

Đơn cử, thị giá MBB tăng 4,7%, dẫn đầu ngành trên HoSE, có giá 31.000 đồng. Trước đó, mã này dao động quanh giá 29.600-29.800 đồng/cp, trong gần 2 tuần. Thanh khoản giao dịch trong phiên cũng cao nhất một tháng qua. TCB cũng tăng 3,4% lên giá 54.000 đồng/cp, sau khi đi ngang trong nửa đầu tháng 8 quanh giá 52.000 đồng/cp. Thanh khoản giao dịch đạt hơn 30 triệu đơn vị, cao nhất từ giữa tháng 7. Thanh khoản của 3 cổ phiếu này cũng ở top cao trên thị trường. Trong đó MBB đứng đầu với gần 32 triệu đơn vị. TCB đứng thứ hai với gần 30,3 triệu đơn vị.

Một số cổ phiếu khác như VPB, ABB, SGB… tăng trên 3%, MSB, HDB, VIB, CTG… tăng trên 2%. Các mã còn lại như ACB, STB, BID… tăng trên 1%.

Cổ phiếu ngân hàng bật đà tăng trưởng trở lại
Biểu đồ cổ phiếu MBB

Ban hành thông tư mới giúp ngân hàng xử lý nợ xấu thời điểm dịch

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN. Đây là thông tư thay thế Thông tư 02/2013. Nội dung về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro. Được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD). Đồng thời, cơ quan này cũng đang lấy ý kiến với đề nghị xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của TCTD. Việc sửa đổi bổ sung Thông tư 01 và Thông tư 03 về cơ cấu nợ cũng đang được xem xét.

Điều này cho thấy NHNN đang tích cực hoàn thiện và cập nhật các văn bản pháp lý tạo điều kiện để các ngân hàng xử lý nợ xấu tiềm ẩn nếu có trong tương lai. Đây là điều hết sức cần thiết giữa bối cảnh dịch bệnh chưa chấm dứt.

Mặt khác, các CTCK gần đây đều nâng dự báo lợi nhuận tốt của một số ngân hàng. Ví dụ như ACB, Techcombank, HDBank… nhờ kết quả vượt kỳ vọng trong 6 tháng và triển vọng nửa cuối năm.

CTCK IVS dự đoán ngành ngân hàng sẽ có quãng bứt tốc cùng mùa cao điểm trong quý IV. Lợi nhuận các ngân hàng sẽ phân hóa. Với kỳ vọng dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát vào đầu tháng 9 cùng tiến độ tiêm vaccine được đẩy mạnh. IVS dự đoán ngành ngân hàng sẽ có quãng bứt tốc cùng mùa cao điểm trong quý cuối năm. Nâng tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn nền tinh tế đạt 9-10% cho cả năm. Trong đó, khối ngân hàng TMCP niêm yết tăng trưởng tín dụng trung bình 15%.

Ban hành thông tư mới giúp ngân hàng xử lý nợ xấu thời điểm dịch
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các sự kiện ngân hàng nổi bật

  • SSI Research cho biết OCB đang đàm phán với một số nhà đầu tư về phát hành riêng lẻ. Và kỳ vọng có thể hoàn tất đàm phán trong tháng 9/2021
  • Theo kế hoạch được đại hội cổ đông hồi tháng 4 thông qua. Phía OCB sẽ chào bán riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu cho các NĐT cả trong và ngoài nước. Mức giá chào bán sẽ không thấp hơn giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần của ngân hàng tại thời điểm cuối quý gần nhất tại thời điểm phát hành
  • SHB được chấp thuận tạm khoá tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 10%. Với mục đích để thực hiện phương án chào bán cổ phiếu. Điều này đã được thông qua trong đại hội cổ đông 2021. Thời hạn tạm khóa room ngoại của SHB sẽ không quá 6 tháng
  • SeABank chỉnh thức điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa từ 0% lên 5%. Bắt đầu kể từ ngày 13/8
  • Nhằm giảm thiểu tình trạng ách tắc trong lưu thông, tồn ứ thóc gạo tại khu vực ĐBSCL. NHNN yêu cầu các ngân hàng kịp thời cung ứng vốn, mở thêm hạn mức tín dụng. Và đồng thời rút ngắn thời gian xét duyệt cho các thương nhân, doanh nghiệp, kinh doanh thóc, gạo
  • Thông tư số 12/2021 mới ban hành quy định các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thời hạn còn lại dưới 12 tháng. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *