Ngành ngân hàng trước giờ luôn được xem là ngành mang lại thu nhập cao. Không những vậy nó còn ổn định bởi tính cần thiết của ngân hàng mọi lúc và mọi hoàn cảnh. Nền kinh tế phát triển dựa trên nguồn lực từ ngân hàng, cho nên doanh thu và tiền thưởng của nhân viên ngân hàng từ đó cũng ổn định. Trong tình hình đại dịch này, nhiều ngành nghề khác phải nghỉ việc tuy nhiên ngành ngân hàng thì vẫn luôn nhiều việc và có thể lúc này nhân viên ngân hàng còn vất cả hơn do nhu cầu vay tiền tăng nhanh. Vậy hiện tại đâu là ngân hàng có thu nhập cho nhân viên cao nhất.
Mục Lục
Giữa đại dịch COVID-19, nhân viên ngân hàng nào kiếm tiền giỏi nhất?
Ngân hàng có nhân viên làm việc hiệu quả nhất đang tạo ra tới 180 triệu đồng lợi nhuận thuần/người/tháng.
Lợi nhuận tăng trưởng bằng lần
Bất chấp những khó khăn liên tiếp và toàn diện mà đại dịch COVID-19 đang gây ra đối với mọi mặt của nền kinh tế, ngành ngân hàng tiếp tục ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2021.
BizLIVE thống kê số liệu từ báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của 24 ngân hàng cho thấy, Vietcombank vẫn đang dẫn đầu với mức lợi nhuận ghi nhận trong 6 tháng đầu năm lên tới 13.570 tỷ đồng, tăng trưởng 23,6% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, Techcombank đang có lợi nhuận cao thứ hai theo con số giá trị tuyệt đối, với 11.536 tỷ đồng, tăng trưởng 71,2%.
Xét về tốc độ tăng trưởng, Kienlongbank là một trong số những nhà băng có lợi nhuận tăng nhanh nhất; khi kết thúc 6 tháng đầu năm ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng tới 682% so với cùng kỳ năm trước; đạt 806 tỷ đồng. Với kết quả này, Kienlongbank đã hoàn thành tới 80,6% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tương tự, một loạt các nhà băng khác cũng ghi nhận lợi nhuận tăng bằng lần như Vietcapitalbank; (tăng 443% lên 337 tỷ đồng), NamABank (tăng 434% lên 1.074 tỷ đồng), MSB (tăng 220% lên 3.119 tỷ đồng); SeABank (tăng 132,6% lên 1.556 tỷ đồng), LienVietPostBank (tăng 103%, lên 2.037 tỷ đồng),…
Ngân hàng nào đang có đội ngũ ngân viên hoạt động hiệu quả nhất
Đứng đầu hệ thống về con số lợi nhuận, nhưng Vietcombank không phải là ngân hàng đang sở hữu những nhân viên làm việc hiệu quả nhất.
Số liệu cho thấy, đến cuối tháng 6/2021, Techcombank đang có 12.016 nhân viên, tăng gần 200 người so với đầu năm. Trong khi đó; lợi nhuận thuần trước rủi ro tín dụng trong năm của ngân hàng trong kỳ đạt 12.984 tỷ đồng; và lợi nhuận trước thuế đạt 11.536 tỷ đồng.
Tính ra, mỗi nhân viên Techcombank đã tạo ra tới 180 triệu đồng lợi nhuận thuần/tháng; và 160 triệu đồng lợi nhuận trước thuế/tháng. Đây cũng là ngân hàng đang sở hữu những nhân viên làm việc hiệu quả nhất tới thời điểm hiện tại.
Trong khi đó, Vietcombank là ngân hàng có nhân viên làm việc hiệu quả cao thứ hai trong nhóm khảo sát; với việc mỗi nhân viên tạo ra 150,8 triệu đồng lợi nhuận thuần/người/tháng và 107,3 triệu đồng lợi nhuận trước thuế/người/tháng.
Con số này tại BIDV là 147,2 triệu đồng lợi nhuận thuần/người/tháng và 50 triệu đồng lợi nhuận trước thuế/người/tháng.
Nhân viên ngân hàng VietBank hiện đang có năng suất thấp nhất
Ở chiều ngược lại, VietBank đang là ngân hàng đứng cuối trong nhóm khảo sát; khi mỗi nhân viên chỉ tạo được 22,6 triệu đồng lợi nhuận thuần/tháng và 20,8 triệu đồng lợi nhuận trước thuế/tháng; thấp hơn rất nhiều so với con số trung bình 81,5 triệu đồng lợi nhuận thuần/người/tháng; và 58,2 triệu đồng lợi nhuận trước thuế/người/tháng trong nhóm.
PGBank cũng nằm trong nhóm cuối bảng khi trung bình mỗi tháng; mỗi nhân viên chỉ tạo ra 27,4 triệu đồng lợi nhuận thuần và 17,6 triệu đồng lợi nhuận trước thuế.
Techcombank đang có chi phí bình quân đầu người cao nhất
Xét về chi phí cho nhân viên, là ngân hàng có nhân viên làm việc hiệu quả nhất; Techcombank cũng đang là ngân hàng có chi phí bình quân trên đầu người cao nhất; với 44 triệu đồng/người/tháng.
Đứng ở vị trí thứ hai là MB với 36,8 triệu đồng/người/tháng và thứ ba là MSB với 36 triệu đồng/người/tháng.
Những tính toán trên được lấy dữ liệu trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021; và báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 của các ngân hàng; với số lượng nhân viên được tính là số chốt cuối kỳ trong khi số nhân viên thực tế trong kỳ của ngân hàng có thể biến động.
Do đó, mức thu nhập, chi phí bình quân cho nhân viên thực tế cũng như hiệu quả làm việc thực tế của nhân viên; có thể dao động so với con số bài viết đưa ra.
Ngoài ra, nhân viên ở các bộ phận khác nhau; làm việc ở những vị trí khác nhau ở nhà băng cũng sẽ nhận mức thu nhập khác nhau; có hiệu quả làm việc khác nhau.
Hiệu quả làm việc, chi phí bình quân theo đó mang tính tương đối; phản ánh bức tranh chung ở nhóm ngân hàng này trong 6 tháng đầu năm 2021.
ACB đang là ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất
Về bảng xếp hàng mức lãi suất huy động cao nhất trong tháng 8/2021; ngân hàng ACB bất ngờ đứng đầu với mức lãi suất 7,4%/năm. Đây là mức lãi suất được ngân hàng này áp dụng cho khoản tiết kiệm từ 30 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng.
Ở nhiều tháng trước, mức lãi suất cao nhất thuộc về ngân hàng OCB với 8,2%/năm áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng. Tuy nhiên, trong tháng 8, OCB đa dừng triển khai huy động vốn tại kỳ hạn này.
Xếp sau ACB là Techcombank với mức lãi suất triển khai cho kỳ hạn 12 tháng là 7,1%/năm. Khách hàng muốn được áp dụng mức lãi suất này phải gửi tối thiểu 999 tỷ đồng (tháng trước chỉ yêu cầu 200 tỷ đồng).