Nếu bạn là một người tin thuật phong thủy thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua bài viết sau đây của chúng tôi. Nhà bếp được coi là bộ phận quan trọng của ngôi nhà, ảnh hưởng đến may mắn, tài lộc của gia chủ. Nếu bạn biết cách tận dụng phong thủy nhà bếp, điều này se giúp mang lại tài lộc và thịnh vượng cho cả gia đình. Vậy bạn đã biết cách thiết kế nội thất căn bếp sao cho phù hợp chưa? Đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để tham khảo những lưu ý bổ ích nhé.
Mục Lục
Xác định hướng nhà bếp theo mệnh
Mệnh của gia chủ là yếu tố quyết định đến phong thủy cho căn bếp. Bạn hãy tham khảo mệnh gia chủ của ngôi nhà, từ đó lựa chọn hướng phong thủy tốt cho căn bếp của gia đình. Việc đặt bếp đúng hướng phong thủy, vừa giúp gia chủ đón được nhiều luồng khí tốt, vừa giúp tránh được những điều kém may mắn cho các thành viên trong gia đình.
Gia chủ thuộc mệnh Kim: theo phong thủy, thiết kế bếp nên theo hướng Tây đối với người mệnh Kim, sẽ giúp cả gia đình có được sự may mắn và bình an.
Gia chủ thuộc mệnh Mộc: Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Mộc có hướng cửa chính của phòng bếp là hướng Nam, Đông và Đông Nam sẽ giúp gia chủ mệnh Kim thu hút tài lộc, tiền tài vào nhà.
Gia chủ thuộc mệnh Thủy: Những hướng đặt bếp phong thủy phù hợp với người mệnh Thủy là hướng Bắc hoặc các hướng thuộc Đông tứ trạch như hướng Đông Nam, Nam cũng rất tốt, giúp gia chủ nhận được nhiều may mắn, tài lộc và chuyện tình cảm suôn sẻ, gia đình hạnh phúc.
Gia chủ thuộc mệnh Hỏa: Hướng đặt bếp cho người mệnh Hỏa theo hướng Nam, Tây Nam hoặc Đông Bắc rất hợp với gia chủ mệnh này, giúp đường tài vận hanh thông và sự nghiệp thăng tiến.
Gia chủ thuộc mệnh Thổ: Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Thổ nên xây nhà bếp, đặt bếp theo hướng Tây Bắc và Đông Nam sẽ giúp gia chủ tăng tài khí, công việc thuận buồm xuôi gió.
Thiết kế nội thất nhà bếp hợp phong thủy
Vị trí kê tủ lạnh
Theo quan niệm phong thủy, bếp (mệnh Hỏa) và tủ lạnh (mệnh Kim) là mối quan hệ tương sinh. Nên chúng cần được đặt cùng một vị trí để cân bằng vượng khí. Tạo sự thịnh vượng cho căn bếp. Để căn bếp nhà bạn hợp phong thủy, đối với cửa tủ lạnh cần phải được đặt quay về hướng Đông Nam; hoặc hướng Bắc. Bởi đây là hướng lành theo phong thủy. Một số lưu ý cần tránh không mắc phải khi đặt bếp và tủ lạnh, đó là:
Không đặt tủ lạnh sát bếp nấu bởi điều này sẽ không cân bằng được không gian. Hơi nóng sẽ làm cho gia chủ cảm thấy bất an về công việc làm ăn; tình cảm người thân trong gia đình, bạn bè,… Đồng thời nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.
Không đặt tủ lạnh đối diện với cửa ra vào nhà bếp, bởi ánh sáng sẽ chiếu thẳng trực tiếp vào khiến nhiệt độ cao. Hay nói cách khác cửa mở tủ lạnh không được thuận. Các bạn nên chú ý những trường hợp trên để có một vị trí phù hợp cho chiếc tủ lạnh của mình trong không gian bếp. Vừa thuận tiện trong quá trình sử dụng, vừa hợp phong thủy nhà bếp.
Vị trí bếp và chậu rửa
Theo quan niệm phong thủy, bếp nấu (mệnh Hỏa) và chậu rửa (mệnh Thủy) nên chúng tương khắc nhau. Và bạn không thể đặt chúng cạnh nhau hoặc đối diện nhau. Điều này sẽ mang lại sự xui xẻo cho căn bếp của bạn.
Để thiết kế chậu rửa trong không gian bếp, hướng Bắc, Đông Nam, Đông được ưu tiên bố trí chậu rửa và bố trí bếp ở hướng Đông, Nam và Đông Nam là hợp lý nhất. Nhưng bạn cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Nếu bố trí bếp và chậu rửa thẳng hàng ở vách tường phía Đông: đặt bếp ở phía Bắc, bồn rửa ở phía Nam.
- Nếu bố trí bếp và chậu rửa thẳng hàng ở vách tường phía Tây: đặt bếp phía Nam, bồn rửa ở phía Bắc.
- Nếu bố trí bếp và chậu rửa thẳng hàng ở vách tường phía Nam: đặt bếp phía Tây, bồn rửa ở phía Đông.
- Nếu bố trí bếp và chậu rửa thẳng hàng ở vách tường phía Bắc: đặt bếp phía Đông, bồn rửa ở phía Tây.
Thiết kế nhà bếp theo bố cục khoa học
Căn cứ theo điều kiện mặt bằng và diện tích của nhà bếp. Chúng ta sẽ có cách bố trí nhà bếp theo bố cục theo khoa học. Và từ đó lựa chọn mẫu tủ bếp phù hợp cho không gian bếp.
Bố trí bếp kiểu chữ I: thường sử dụng cho phòng bếp có diện tích nhỏ, hẹp. Tủ bếp được thiết kế cửa trượt hay cửa cánh thuận tiện sử dụng. Bếp có bồn rửa được đặt ở giữa tủ lạnh và bếp nấu để hạn chế việc di chuyển. .
Bố trí bếp kiểu chữ L: bếp chữ L thường sử dụng cho mọi loại hình từ biệt thự, nhà phố đến chung cư. Được bố trí ở 2 bức tường vuông góc, liền kề. Hệ thống kệ và tủ bếp trên dưới theo kết cấu nối liền bẻ góc 90 độ. Giúp không gian trông rộng rãi và tối giản hơn.
Bố trí bếp kiểu chữ U: phù hợp với ngôi nhà có diện tích bếp lớn. Tủ bếp được thiết kế tạo chiều sâu với sức lưu trữ lớn. Khu vực lưu trữ, tủ lạnh và bồn rửa được bố trí theo mô hình dòng chảy tam giác. Tạo khoảng cách tối đa, tiện lợi trong quá trình sử dụng.
Bố trí bếp kiểu song song: với bếp, tủ bếp, đồ dùng bếp được bố trí 2 bên tường với một lối đi ở giữa. Cho phép nhiều người có thể tham gia vào việc nấu nướng. Bố trí này còn giúp giảm thiểu khoảng cách giữa ba khu vực của tam giác chức năng: tủ lạnh, bồn rửa và bếp.
Lưu ý cần tránh trong thiết kế nhà bếp
Việc có một thanh xà ngang đặt ở phía trên trần nhà nhiều khi sẽ làm anh chị khó chịu. Trong phong thủy thì điều nay nên được hạn chế. Vì đặt bếp nấu dưới thanh xà sẽ dễ khiến cho gia chủ hao tài tốn của. Cho nên anh chị nên chọn những mẫu nhà bếp nên hạn chế chọn những mẫu có xà ngang trên phòng bếp.
Bếp là nơi nấu nướng, những tiếng động, lửa sẽ khiến anh chị cảm thấy khó chịu. Hay rơi vào tình trạng nhức đầu, mất ngủ. Chính vì vậy, anh chị càng không nên để điều đó phá đi giấc ngủ của mình. Hãy kê hướng đầu giường quay về hướng khác với bếp. Bếp cần có một điểm dựa vững chắc, không nên có khoảng không ở phía sau bếp.
Trên đây là một số điều cấm kỵ trong phong thủy nhà bếp mà mọi người cần lưu ý. Để tránh mang lại những điều không may mắn cho mình và những người xung quanh. Hi vọng với những chia sẻ trên, anh chị sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm. Để sắp xếp, bố trí đồ nội thất và các căn phòng trong nhà hợp lý theo đúng phong thủy.