Người vay trả góp gặp khó khăn trong mùa dịch liệu có được hỗ trợ giãn nợ hay không?

Việc giãn cách xã hội do đại dịch đã khiến nhiều người mất đi công việc và mất luôn nguồn thu nhập. Bên cạnh đó họ còn phải gồng mình trả góp nợ hàng tháng mặc dù không có thu nhập. Việc này khiến nhiều người lâm vào cảnh trắng tay và phải đệ đơn lên chính phủ kêu gọi được giúp đỡ. Về vấn đề này đã được chính phủ ra một thông tư riêng nhằm hỗ trợ giãn nợ cho người vày. Tuy nhiên trong thông tư có nêu rõ mọi quyền quyết định đều do bên cho vay là ngân hàng tín dụng quyết định. Điều này đã khiến cho nhiều người vẫn gặp khó khăn vì ngân hàng không cho giãn nợ.

Người vay mua nhà trả góp gồng mình trả nợ ngân hàng giữa đại dịch

gỡ vướng cho doanh nghiệp
Nhiều người đang gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn

Cổng thông tin điện tử Chính phủ mới đây đã tiếp nhận thắc mắc của công dân về việc hỗ trợ của ngân hàng cho người vay mua nhà trong dịch Covid-19. Công dân này đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét; hỗ trợ cho người dân được tạm ngừng thanh toán các khoản vay trong 3 kỳ để ổn định cuộc sống.

Cụ thể, ông Đỗ Thanh Nhân là công dân đang sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Năm 2018, ông mua 1 căn chung cư tại quận 8 và có vay một ngân hàng chi nhánh Sài Gòn hơn 400 triệu đồng.

Nay, do tình hình dịch COVID-19 kéo dài gây ảnh hưởng đến công việc khiến kinh tế; gia đình ông gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ hàng tháng.

Ông Nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét; hỗ trợ người dân được tạm ngừng thanh toán các khoản vay trong 3 kỳ tiếp theo để ổn định cuộc sống.

Hàng nghìn đơn xin giãn nợ, hoãn nợ gửi về các tổ chức tín dụng

đơn xin giãn nơ
Nhiều người đã gửi đơn xin giãn nợ và chờ ngân hàng giải quyết

Anh Nguyễn Văn Vinh, công nhân dệt may tại TP.HCM cho biết: “Năm ngoái; tôi có vay ngân hàng để mua nhà ở xã hội với mong muốn an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, dịch bệnh xảy ra, chúng tôi mất việc, không có lương. Hiện gia đình tôi không còn khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn. Tôi đã liên hệ với ngân hàng để làm đơn đề nghị, hy vọng sẽ được ngân hàng giãn thời hạn trả nợ; giảm phần nào lãi suất”.

Không chỉ trường hợp của anh Vinh; dịch Covid-19 cũng đã khiến hàng nghìn người đang vay tại các ngân hàng; công ty tài chính đột nhiên mất khả năng trả nợ đúng hạn do nguồn thu nhập giảm.

Tính từ tháng 3/2020 đến nay, các ngân hàng; công ty tài chính cho biết liên tục nhận được hàng nghìn đơn đề nghị giãn nợ; giảm lãi suất của khách hàng cá nhân. Theo tính toán sơ bộ, trong tổng số dư nợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19; dư nợ của khách hàng cá nhân chiếm tới 1/3; nguyên nhân là do mất nguồn thu bởi thất nghiệp hoặc thu nhập giảm sút.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành một thông tư về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ

thông tư
NHNN đã ban hành thông tư bổ sung về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020; và Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021 (sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN) quy định về việc tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí; giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Theo đó, khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá đáp ứng các điều kiện như:

– Không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng do doanh thu; thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.

– Có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại;

– Khoản vay, cho thuê tài chính phát sinh nghĩa vụ nợ, trả nợ gốc, lãi trong thời gian quy định (nợ phát sinh trước ngày 10/6/2021…) thì được tổ chức tín dụng xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định.

Việc xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi… thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng. Theo đó, đề nghị các công dân cần làm việc với các tổ chức tín dụng để được xem xét, xử lý theo đúng quy định.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang tổng hợp các kiến nghị của người dân; doanh nghiệp để tiếp tục xây dựng các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *