Lãi suất tiếp tục giữ mức thấp nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Trong bối cảnh đại dịch hoành hành, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nhiều cá nhân bị ảnh hưởng nặng nề. Gánh nặng lãi suất ngân hàng khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, trước tình hình này các ngân hàng đã và đang có các chính sách giảm lãi suất và gia hạn nợ để các doanh nghiệp có thể yên tâm vượt qua đại dịch. Mặc dù đã được giảm lãi từ khi đại dịch bùng nổ, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn cho cá nhân và doanh nghiệp. Vì vậy NHNN luôn đưa ra những chính sách giúp doanh nghiệp có thể trụ vững qua đại dịch này.

Mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp

NHNN
Các ngân hàng tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp

VCBS duy trì quan điểm mặt bằng lãi suất thấp sẽ tiếp tục được duy trì để hỗ trợ cho doanh nghiệp; trong bối cảnh dịch bệnh có những diễn biến phức tạp. Về lạm phát, VCBS dự báo CPI tháng 8 có thể tăng 0,3%- 0,4% so với tháng trước; tương ứng với mức tăng 2,87%-2,97% so với cùng kỳ.

Trong báo cáo phân tích mới đây, Bộ phận phân tích Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định; hiện mặt bằng lãi suất huy động ổn định trong khi nhiều ngân hàng thương mại (NHTM); đã công bố các chương trình giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh.

Đáng chú ý, đây là thời điểm giao dịch mua kỳ hạn ngoại tệ trước đó được hiện thực hóa. Cùng với đó, giao dịch mới theo phương thức giao ngay sẽ bổ sung đáng kể thanh khoản cho hệ thống.

Thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định đi cùng với mức lạm phát được kiểm soát tốt; là cơ sở quan trọng để NHNN giữ định hướng giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp; và người dân vượt qua khó khăn từ dịch bệnh.

NHNN tiếp tục có những động thái giúp doanh nghiệp vượt khó

Hỗ trợ doanh nghiệp
Lãi suất thấp giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Theo báo cáo hoạt động gần nhất, NHNN tiếp tục thực hiện điều hành tín dụng theo chỉ tiêu định hướng; gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu định kỳ rà soát; xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động; năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh. Kèm theo đó, mức giảm lãi suất cho vay của TCTD cũng là tiêu chí xét tăng trưởng tín dụng.

Theo đó, VCBS duy trì quan điểm mặt bằng lãi suất thấp sẽ tiếp tục được duy trì; để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh có những diễn biến phức tạp.

Lạm phát vẫn liên tục tăng

Về lạm phát, VCBS dự báo CPI tháng 8 có thể tăng 0,3%- 0,4% so với tháng trước; tương ứng với mức tăng 2,87%-2,97% so với cùng kỳ.

Trước đó, CPI tháng 7 tăng 0,62% so với tháng 6 và tăng 2,9% so với cùng kỳ; và tăng 2,25% so với tháng 12/2020. Giá lương thực thực phẩm tăng khi người dân tăng cường tích trữ trong giai đoạn giãn cách xã hội. Giá gas tăng theo giá nguyên vật liệu thế giới.

Bình quân 7 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tháng 7/2021 giảm 0,06% so với tháng 6 và tăng 0,99% so với cùng kỳ. Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng đầu năm nay tăng 0,89% so với cùng kỳ.

VCBS cho rằng, trong tháng tới, diễn biến dịch bệnh có thể ảnh hưởng chuỗi cung ứng; cùng tâm lý tích trữ nhu yếu phẩm có thể ghi nhận khi giãn cách xã hội tại một số thành phố lớn. Trong khi đó, giá nguyên nhiên liệu vẫn có thể ghi nhận áp lực tăng nhất định. Các biện pháp hỗ trợ giảm giá tiền điện, nước hay viễn thông bắt đầu có hiệu lực trong kỳ tính phí tháng 8.

Bảo đảm an toàn hệ thống một cách cao nhất

Tại cuộc họp, một số ý kiến cho biết, để giảm lãi suất, các ngân hàng cũng sẽ phải xin ý kiến cổ đông; vì giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch lợi nhuận của các ngân hàng trong năm nay.  Theo Phó Tổng giám đốc TPBank Nguyễn Hồng Quân, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay; quốc gia rất cần “một người khỏe” và đó là ngân hàng, nếu ngân hàng yếu thì nền kinh tế sẽ yếu. Dù vậy, các ngân hàng luôn sẵn sang chia sẻ khó khăn, giảm lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

Chia sẻ về những khó khan từ phía ngân hàng, ông Phan Đình Tuệ – Phó Tổng Giám đốc Sacombank cũng cho rằng; giảm lãi suất bao nhiêu % là hợp lý. Với tổng dư nợ của Sacombank đang vào khoảng 350.000 tỷ đồng; nếu lãi suất giảm 1% trong vòng 5-6 tháng thì lợi nhuận của ngân hàng cũng giảm trên nghìn tỷ đồng; tương đương với 40% lợi nhuận theo kế hoạch. Với mức lớn như vậy, liệu cổ đông có chấp nhận không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *