Hàng loạt địa phương đề nghị gia hạn áp dụng giá ưu đãi với điện gió

Theo báo cáo của các tỉnh địa phương hàng chục dự án điện gió sẽ không kịp vận hành thương mại theo dự kiến là trước 31/10/2021. Chính vì vậy có nhiều địa phương có văn bản đề nghị Thủ tướng và Bộ Công Thương tiếp tục gia hạn áp dụng giá ưu đãi với điện gió trong thời gian tới. Vậy nguyên nhân mà hàng loạt địa phương đều gia hạn đề nghị này là gì? Những dự án điện gió đang có tiến độ như thế nào? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Loạt dự án điện gió chậm tiến độ

Theo EVN, đến 3/8/2021 có tổng cộng 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký đóng điện. Và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD) với tổng công suất là 5655,5 MW.

Tuy nhiên, đó chỉ là hồ sơ đăng ký còn để số dự án này có thể vận hành thương mại thực tế thì rất khó. Bởi lẽ, trong số 106 nhà máy gửi hồ sơ. Hàng chục dự án đến nay vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng. Có dự án trang thiết bị còn chưa thể tập kết ở dự án. Trong khi đó, thời gian đến hạn chót hưởng giá ưu đãi chỉ còn hơn 2 tháng nữa (31/10/2021 là kết thúc giá FIT điện gió). Rõ ràng, nhiều dự án chỉ đăng ký để “xí chỗ”, còn triển khai được hay không lại là câu chuyện khác.

Loạt dự án điện gió chậm tiến độ
Loạt dự án điện gió chậm tiến độ

Để có thể đáp ứng điều kiện hạn nộp hồ sơ chạy thử nghiệm thu. Chuẩn bị đề nghị công nhận Ngày vận hành thương mại (COD) trước thời điểm 31/10. Các nhà máy điện gió phải hồ sơ theo cho bên mua điện (EVN) muộn nhất là 3/8/2021. Vậy nên mới có việc hồ sơ đăng ký của các chủ đầu tư lên đến 106 dự án.

Chủ đầu tư một dự án ở điện gió ở Hướng Hóa, Quảng Trị cho biết. Vẫn đang vừa làm vừa giải phóng mặt bằng… do “vấp” phải sự chống đối của một số hộ dân. Chặn đường, ngăn cản thi công. Chính vì thế, tiến độ thi công là vấn đề rất lớn.

Theo ý kiến giới chuyên môn, công suất điện gió có thể vận hành trước thời điểm 31/10 hơn 5.600MW. Như các chủ đầu tư đăng ký là không thực tế. Dự kiến, chỉ đạt khoảng một nửa trong số đó tức từ 2.500-3.000MW.

Đồng loạt đề nghị gia hạn

Hai tuần gần đây, UBND các tỉnh Trà Vinh, Gia Lai, Sóc Trăng. Đồng loạt có văn bản đề xuất tới Thủ tướng và Bộ Công Thương đánh giá khả năng các dự án điện gió trên địa bàn không kịp hoàn thành. Vận hành thương mại trước tháng 11/2021 để hưởng mức giá ưu đãi 9,8 Uscent/kWh.

Tỉnh Trà Vinh

Đến nay, UBND tỉnh Trà Vinh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 8 dự án điện gió với tổng công suất 570MW. Trong số này, ghi nhận 6 dự án đang đẩy nhanh tiến độ thi công. Gồm: điện gió Trà Vinh – Hàn Quốc (giai đoạn 1) công suất 48MW, điện gió V1-2 (48MW), điện gió số 3 tại vị trí V1-3 (48MW). Điện gió Duyên Hải (48MW), điện gió Hiệp Thạnh (78MW), điện gió Đông Hải 1 (100MW).

Thực tế, chính các nhà đầu tư cho rằng nhiều dự án trễ hẹn vận hành thương mại vào trước 31/10. Do đó, tỉnh Trà Vinh kiến nghị Thủ tướng chấp thuận gia hạn thời gian áp dụng cơ chế giá FIT. Với các dự án điện gió trên địa bàn tới ít nhất là hết tháng 4/2022.

Khả năng các dự án điện gió trên địa bàn không kịp hoàn thành
Khả năng các dự án điện gió trên địa bàn không kịp hoàn thành

Tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng có 20 dự án điện gió (tổng công suất 1.435MW) được duyệt vào quy hoạch. Tỉnh đã chấp thuận chủ trương đối với 16 dự án (tổng công suất khoảng 1.095MW). Trong đó 11 dự án đang thi công nhưng tới tình trạng chậm tiến độ thi công. Khó đảm bảo vận hành kịp thời hạn hưởng giá FIT.

Tỉnh Sóc Trăng cũng kiến nghị Bộ Công Thương trình Thủ tướng. Gia hạn thời gian thực hiện cơ chế giá FIT đến hết 31/3/2022. Đối tượng được hưởng gia hạn là các dự án điện gió đang triển khai thi công.

Tỉnh Gia Lai

UBND tỉnh Gia Lai là địa phương kiến nghị mốc lùi thời hạn ngắn nhất, đến hết 31/12/2021. Tới nay, địa phương này đã phê duyệt chủ trương đầu tư. Cho 17 dự án điện gió (tổng công suất khoảng 1.242MW được duyệt vào quy hoạch).

Lý do được các địa phương đưa ra là do dịch bệnh diễn biến phức tạp. Dẫn tới tiến độ cung cấp tuabin gió của nhà thầu cung cấp thiết bị ở nước ngoài chậm tiến độ. Cộng với vận chuyển khó do giãn cách xã hội, hoạt động xuất nhập cảnh của chuyên gia. Và công nhân, xuất nhập khẩu hàng hóa bị gián đoạn, giá cả vật tư tăng cao… Nên rất nhiều dự án đều đứng ngu cơ chậm tiến độ vận hành.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp, dẫn tới tiến độ cung cấp tuabin gió của nhà thầu cung cấp thiết bị ở nước ngoài chậm tiến độ
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, dẫn tới tiến độ cung cấp tuabin gió của nhà thầu cung cấp thiết bị ở nước ngoài chậm tiến độ

Đón nguồn điện trời: Trước giờ G cận kề, chạy đua bán được giá cao

Các dự án đang “chạy đua” về đích để kịp hưởng giá ưu đãi khoảng 2.000 đồng/kWh. Nhiều dự án đã thực sự chậm chân. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Theo số liệu cập nhật, đến hết ngày 3/8. Tổng cộng có 106 nhà máy điện gió gửi văn bản. Và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm. Đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD). Tổng công suất đăng ký thử nghiệm COD của 106 nhà máy điện gió này là hơn 5.655 MW.

Đến đầu 8/2021, có 21 nhà máy điện gió với tổng công suất là 819 MW vào vận hành thương mại. EVN cho biết sẽ tiếp tục cập nhật và thông tin về tiến độ công nhận vận hành thương mại (COD). Các dự án điện gió trước thời điểm 31/10/2021.

Căn cứ nội dung Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15/1/2019 của Bộ Công Thương. Về Quy định thực hiện phát triển dự án điện gió. Và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho dự án điện gió trước 90 ngày trước ngày vận hành thương mại. Bên bán điện có trách nhiệm gửi Bên mua điện Dự thảo quy trình chạy thử nghiệm thu của Nhà máy điện. Phù hợp với các quy định hiện hành và các tiêu chuẩn công nghệ của Nhà máy điện gió. Để hai bên thống nhất xác định Ngày vận hành thương mại. Và tính toán sản lượng điện chạy thử nghiệm của Nhà máy điện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *