Tình hình tài chính thế giới hiện nay có nhiều sự thay đổi. Một trong số đó là vị trí tối ưu của đồng USD đang dần mất đi. Các quốc gia và các quỹ đầu tư lớn gia tăng dự trữ vàng và những đồng ngoại tệ khác. Trong đó NDT là đồng tiền ngày càng được ưa chuộng. Với cường quốc như nước Nga, do một số mâu thuẫn giữa 2 quốc gia. Và hành động từ chính phủ Mỹ, nên tỷ trọng dự trữ USD của Nga thay đổi. Cụ thể là họ tăng dự trữ vàng và NDT thay cho việc dự trữ USD hay EUR.
Mục Lục
Dự trữ vàng của Ngân hàng Trung ương Nga tăng
Tính đến ngày 30/6/2020, vàng chiếm 22,9% tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga và có giá quy đổi khoảng 128,5 tỷ USD. Trong khi đó, khoản dự trữ bằng đồng USD chỉ còn chiếm 22,2%.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Trung ương Nga, lần đầu tiên trong lịch sử, giá trị của vàng đã vượt qua đồng USD trong Quỹ Dự trữ quốc tế của nước này.
Báo cáo đánh giá của Ngân hàng Trung ương Nga về việc quản lý dự trữ vàng ngoại hối. Được công bố với độ trễ truyền thống là 6 tháng. Do đó chúng phản ánh cơ cấu danh mục đầu tư tính đến thời điểm giữa năm 2020.
Dẫn số liệu, phóng viên TTXVN tại Moskva cho biết; tính đến ngày 30/6/2020, vàng chiếm 22,9% tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga. Và có giá quy đổi khoảng 128,5 tỷ USD. Trong tổng số 561,1 tỷ USD trong Quỹ Dự trữ quốc tế của Nga.
Trong khi đó, khoản dự trữ bằng đồng USD chỉ còn chiếm 22,2%. Tương đương 124,6 tỷ USD.
Như vậy, so với lần thống kê trước vào cuối tháng 3/2020, tỷ trọng vàng trong dự trữ của Nga đã tăng từ 20,8% lên 22,9%. Trong khi tỷ trọng của đồng USD giảm từ 23,7% xuống 22,2%.
Nga chuyển dự trữ từ USD sang vàng và các đồng tiền mạnh khác
Trước tháng 3/2018, Ngân hàng Trung ương Nga lưu giữ 43-48% tài sản của mình bằng đồng USD. Nhưng do Mỹ siết chặt các lệnh trừng phạt, Nga đã nhanh chóng chuyển sang đồng euro và nhân dân tệ.
Nếu vào đầu năm 2018, Nga sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá khoảng 100 tỷ USD. Thì đến cuối tháng 10/2020 (theo số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính Mỹ), con số này chỉ còn 6 tỷ USD.
Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng tỷ trọng vàng trong kho dự trữ. Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2018, dự trữ vàng thường dao động từ 15-17%. Nưng tới tháng 12/2020, con số này đã lên tới gần 23% (khoảng 133,7 tỷ USD).
Kể từ tháng 4/2020, Ngân hàng Trung ương Nga không còn mua vàng nữa. Do đó dự trữ vàng vẫn ở mức 73,9 triệu ounce. Nhưng giá trị của chúng trong giai đoạn này đã tăng 12%, tương đương 13,8 tỷ USD. Do giá vàng thế giới tăng.
Năm 2020, giá vàng đã tăng gần 25%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010. Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết: “Về nguyên tắc, chúng tôi có đủ vàng. Để đảm bảo đa dạng hóa dự trữ vàng và ngoại hối.”
Quỹ Tài chính Quốc gia Nga (NWF) tăng tỷ trọng vàng trong quỹ
Bộ Tài chính Nga đã cho phép Quỹ Tài chính Quốc gia (NWF) đa dạng hóa tài sản của mình. Bằng cách đầu tư một phần quỹ vào các kim loại quý, bao gồm cả vàng.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov trước đây đã ủng hộ ý tưởng phân bổ tài sản NWF hiệu quả hơn. Nhấn mạnh rằng, kim loại quý bền vững hơn nhiều cho các khoản đầu tư. So với tài sản thị trường tài chính trong dài hạn.
Vào tháng 2.2021, Bộ Tài chính Nga đã giảm tỉ trọng USD và euro trong cơ cấu tiền tệ của Quỹ Tài chính Quốc gia; từ 45% xuống 35%. Thay vào đó, Bộ Tài chính Nga chuyển sang nhiều yen Nhật hơn; tăng tỉ trọng tài sản bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc lên 15%; giữ lại 10% tỉ trọng đồng bảng Anh.
NWF – một bộ phận trong tài sản ngân sách liên bang của Nga. Được thành lập để hỗ trợ hệ thống lương hưu quốc gia. Các quỹ của NWF có thể được sử dụng để trang trải thâm hụt ngân sách trong thời kỳ khủng hoảng.
Dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga
Tính đến giữa năm 2020, tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Nga thuộc về đồng euro với 29,5%. Tương đương 165,5 tỷ USD.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc chiếm 12,2% dự trữ vàng ngoại hối. Tỷ trọng không thay đổi so với tháng 3/2020. Trong khi đồng bảng Anh và yen Nhật lần lượt chiếm 5,9% và 3,9%.
Tuy nhiên, xét về mặt địa lý, Trung Quốc đứng đầu về khoản đầu tư nước ngoài của Ngân hàng Trung ương Nga. Với 14,2% dự dữ (tính đến giữa năm 2020). Vị trí thứ hai thuộc về Nhật Bản với 12,3%, ở vị trí thứ ba là Đức với 11,8%.
Các khoản đầu tư của Ngân hàng Trung ương Nga vào Trung Quốc vượt quá tài sản dự trữ bằng đồng nhân dân tệ. 14,2% so với 12,2%, chênh lệch khoảng 11 tỷ USD. Đồng thời các khoản đầu tư vào Nhật Bản cũng vượt quá tài sản bằng đồng yen. 12,3% so với 3,9 %, chênh lệch là 47 tỷ USD.
Điều này có nghĩa là Ngân hàng Trung ương Nga đầu tư vào Trung Quốc và Nhật Bản bằng các loại tiền tệ khác và các hình thức khác. Trong đó chủ yếu là trái phiếu chính phủ (trái phiếu được chính phủ bảo lãnh); hoặc gửi tiền tại các ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại nước ngoài.