Điều khoản cho thanh toán phần vốn đầu tư trong dự án đầu tư công là gì?

Thắc mắc về việc vốn đầu tư công hỗ trợ xây dựng hạng mục công trình, thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng chỉ thanh toán cho khối lượng hạng mục hoàn thành và đã được cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP xác nhận. Một vài câu hỏi đã được đưa ra, rằng chi tiết hạng mục đưa ra là gì? Trao đổi với Bộ tài chính đã đưa ra lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi này. Mời bạn cùng radiohoo chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Câu hỏi của độc giả Lê Văn Hùng về thanh toán phần vốn đầu tư trong dự án PPP

Độc giả Lê Văn Hùng (TP.HCM) đặt câu hỏi như sau: Tôi đang dự thảo và đàm phán hợp đồng dự án BOT. Trong quá trình đàm phán các bên đang gặp khó khăn trong việc áp dụng Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ. Về quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Thắc mắc độc giả về vốn đầu tư công trong nghị định
Thắc mắc độc giả về vốn đầu tư công trong nghị định

Theo tôi tham khảo Khoản 3, Điều 8 Nghị định số 28/2021/NĐ-CP quy định: “Vốn đầu tư công hỗ trợ xây dựng hạng mục công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 70 Luật PPP. Chỉ thanh toán cho khối lượng hạng mục hoàn thành đã được cơ quan ký kết hợp động dự án PPP xác nhận…”

Cho tôi hỏi, khối lượng hạng mục hoàn thành ở đây được hiểu như thế nào? Vì theo Điều 11 và Phụ lục 01 Nghị định số 28/2021/NĐ-CP. Chỉ nêu là khối lượng hoàn thành được nghiệm thu (không có chữ hạng mục)?

Ví dụ: Dự án có rất nhiều hạng mục trong đấy giá trị hạng mục mặt đường 1.000 tỷ đồng cho 80 km. Vậy được hiểu là phải hoàn thành thành khối lượng hạng mục 1.000 tỷ đồng này mới được thanh toán. Hay được hiểu là hoàn thành 1 đơn vị khối lượng được nghiệm thu là được?

Câu trả lời của Bộ Tài chính

Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 28/2021/NĐ-CP quy định

3. Vốn đầu tư công hỗ trợ xây dựng hạng mục công trình. Hệ thống cơ sở hạ tầng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 70 Luật PPP. Chỉ được thanh toán cho khối lượng hạng mục hoàn thành đã được cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP xác nhận. Và theo tỷ lệ các nguồn vốn, giá trị, tiến độ. Điều kiện được quy định tại hợp đồng dự án PPP, phù hợp với kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn. Hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2021/NĐ-CP quy định

1. Căn cứ khối lượng hoàn thành được nghiệm thu và điều kiện thanh toán trong hợp đồng dự án PPP. Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP lập và gửi Kho bạc Nhà nước 01 bộ hồ sơ. Đề nghị thanh toán vốn đầu tư công hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng. Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 70 Luật PPP gồm:

a) Bảng tổng hợp giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán theo hợp đồng dự án PPP. Do doanh nghiệp dự án PPP lập có xác nhận của cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP (Phụ lục 01);

b) Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư công của cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP (Phụ lục 02);

c) Chứng từ chuyển tiền theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ. Về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc nhà nước”.

Phần vốn đầu tư công thanh toán theo từng đợt căn cứ khối lượng hoàn thành của hạng mục
Phần vốn đầu tư công thanh toán theo từng đợt căn cứ khối lượng hoàn thành của hạng mục

Kết luận

Theo các quy định nêu trên, phần vốn đầu tư công được bố trí vào hạng mục cụ thể theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 70 Luật PPP được thanh toán theo tiến độ thực hiện của hạng mục này.

Phần vốn đầu tư công thanh toán theo từng đợt căn cứ khối lượng hoàn thành của hạng mục. Có sử dụng vốn đầu tư công (đã được cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP xác nhận hoàn thành). Tỷ lệ các nguồn vốn, giá trị, tiến độ, điều kiện được quy định tại hợp đồng dự án PPP. Phù hợp với kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Luật PPP hút vốn tư nhân đầu tư vào hạ tầng

Với việc Chính phủ đảm nhiệm 90% chi tiêu cho kết cấu hạ tầng. Và mức đầu tư công chiếm 8% GDP, Việt Nam rất khó tăng ngân sách cho lĩnh vực hạ tầng. Trong khi đó, phương thức đối tác công – tư (PPP) có thể giúp giải quyết tình trạng khó khăn về vốn này.

Tháng 6/2020, Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP). Tháng 3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định chi tiết. Và hướng dẫn thi hành luật PPP và Nghị định 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án PPP. Khung pháp lý về PPP của Việt Nam phần lớn đã có. Vậy tiếp theo là gì?

Các dự án PPP thành công bắt đầu bằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong số các dự án PPP tiềm năng, việc sàng lọc dự án hiệu quả là hết sức cần thiết để xác định những dự án có triển vọng nhất.

Sau đó, các dự án này cần được chuẩn bị theo tiêu chuẩn cao. Điều này không chỉ bao gồm việc cấu trúc tài chính phù hợp để phân bổ rủi ro cho các bên có thể quản lý tốt nhất những rủi ro đó, mà còn bao gồm việc áp dụng Các nguyên tắc G20 về đầu tư kết cấu hạ tầng chất lượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *