Công ty Bioacoustic DataGarden lần đầu tiên khám phá ra sự giao thoa phong phú của âm nhạc và thực vật với nhạc cụ MIDI Sprout ban đầu. Với những sản phẩm sáng tạo, công ty nhanh chóng tạo được tiếng vang và gây quỹ thành công trên Kickstarter. Để thu được âm thanh từ cái cây, họ đã sử dụng một thiết bị có kích thước bằng lòng bàn tay, trong đó một sợi dây phân nhánh thành hai cảm biến giống như ống nghe được kết nối với cây. Thiết bị sẽ được kết nối với điện thoại qua Bluetooth, cho phép người dùng nghe nhạc của cây thông qua ứng dụng đi kèm.
Mục Lục
Công nghệ tạo ra âm thanh từ thực vật
Gần đây, một người dùng Instagram có tên Ryan Reyes đăng đoạn video làm nhạc từ loại nấm ảo giác “Golden Teacher”; và nhận được khá nhiều phản ứng thích thú từ cư dân mạng. Trong video, người này gắn miếng đệm phát hiện sinh trắc học lên những cây nấm; rồi kết nối chúng với thiết bị PlantWave để chuyển dữ liệu thành âm nhạc. Nhờ vậy, loại nấm này đã tự phát ra những âm thanh rất gần với một bản nhạc êm tai.
Công nghệ tạo ra âm nhạc từ thực vật vẫn còn khá mới mẻ; nhưng vẫn đủ sức hút đối với những nhạc sĩ yêu thiên nhiên; muốn trải nghiêm âm nhạc theo cách khác. Câu chuyện dẫn đến sự ra đời của PlantWave bắt nguồn từ năm 2012; khi hai nghệ sĩ Joe Patitucci và Alex Tyson của hãng thu âm Data Garden tổ chức buổi hòa nhạc với bộ tứ “nhạc công” thực vật tại bảo tàng nghệ thuật Philadelphia (Mỹ).
Theo Wired, buổi biểu diễn thu hút rất nhiều thính giả đến tham dự. Hai nghệ sĩ lắp cho mỗi cây một thiết bị nhỏ có chức năng chuyển phản hồi sinh học thành dữ liệu âm thanh. Thiết bị nằm gọn trên chiếc lá, giống như một ống nghe thu nhỏ; theo dõi sự dao động của độ dẫn điện trên bề mặt lá. Chỉ cần một chút ánh sáng chiếu vào lá, một làn gió thoảng qua có thể làm nghiêng cao độ hoặc thay đổi nhịp điệu âm thanh; như thể cây cối đang phản ứng với nguồn năng lượng nằm ngoài phạm vi nhận thức của con người.
PlantWave khiến nhiều người dùng thích thú
Dàn “nhạc công” thực vật đã đi lưu diễn suốt cả năm ở những vườn ươm; lễ hội và viện bảo tàng. Trải nghiệm tuyệt vời đã khiến Patitucci muốn mang âm nhạc thực vật đến với mọi người. 3 năm sau, anh hợp tác với nhạc sĩ thử nghiệm Jon Shapiro để mở rộng công nghệ; từ đó bộ công cụ làm nhạc lấy cảm hứng từ thực vật MIDI Sprout ra đời.
PlantWave là sản phẩm kế nhiệm MIDI Sprout; điểm mới là hỗ trợ người dùng kết nối không dây với điện thoại và các thiết bị khác; pin có dung lượng lên đến 24 giờ. Nhờ đó, mọi người có thể mang thiết bị ra ngoài để nghe nhạc từ các loại cây họ gặp trong tự nhiên.
Sự xuất hiện của bộ công cụ này đã tạo ra một cộng đồng nhỏ các nhạc sĩ say mê âm nhạc từ thực vật. Họ thu lại video thực vật phát nhạc, chẳng hạn, một cái cây cất lên âm thanh khi được một người phụ nữ hôn lên chiếc lá, hay màn song tấu giữa một nhạc sĩ và dàn “nhạc công” thực vật trong nhà kính.
Cỏ cây không còn “ven đường”
Theo giới thiệu trên Kickstarter, PlantWave có khả năng “phát hiện các biến thể điện trên lá cây thông qua những miếng điện cực”. Các biển thế này được vẽ biểu đồ dưới dạng sóng và được chuyển thành các nốt nhạc. Bộ công cụ gồm hộp chuyển dữ liệu kiêm loa phát nhạc; các miếng điện cực, cáp sạc USB C, hoạt động song song với ứng dụng trên iOS, Android. Người dùng có thể kết nối thiết bị với smartphone; máy tính bảng hay laptop. Sản phẩm này có giá 220 USD.
Thay vì đánh dấu một bước đột phá khoa học, PlantWave đem lại một giá trị nghệ thuật; khi người dùng có thể tham gia vào cuộc chuyện trò sâu sắc hơn với thế giới tự nhiên.
Richard Cahoon, Phó Giáo sư chuyên ngành Sinh học thực vật tại Đại học Cornell; nói rằng việc nhận được những bước sóng và tín hiệu từ thực vật chẳng còn xa lạ gì; cái đáng nói đó là chính những tiết tấu âm nhạc thu được từ chính các loài cây vô tri vô giác.
Bob Ezrin, nhà sản xuất âm nhạc cho nhiều ca sĩ nổi tiếng cũng rất thích thú với hai thái cực khoa học và thiên nhiên; trong dữ liệu âm thanh thực vật MIDI Sprout. Khi được đặt hàng soạn những bài nhạc dùng âm thanh thực vật cho một buổi khai trương phòng tranh; ông quyết định không dùng ứng dụng có sẵn mà muốn tự nghiên cứu để nghe được những âm thanh “trần trụi” nhất từ thực vật.