Chỉ số Big Mac chỉ ra VND đang bị định giá thấp

Dựa vào chỉ số Big Mac Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam không minh bạch trong hoạt động tiền tệ. Đồng Việt Nam đang bị kiểm soát để rẻ hơn thực tế. Để hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu của quốc nội. Do đó họ đã gây sức ép buộc Việt Nam thực hiện thay đổi để không bị trừng phạt kinh tế. Thực tế có nhiều quốc gia cũng có tình trạng này. Nhưng liệu chỉ số này có hoàn toàn chính xác không? Khi mà mỗi nền kinh tế có sự khác nhau trong thị trường hàng hóa tiêu dùng. Sự áp đặt so sánh này có quá khập khiễng?

Chỉ số Big Mac của tạp chí The Economist

Khi tạp chí The Economist giới thiệu chỉ số Big Mac của mình cách đây 35 năm. Một chiếc bánh hamburger nổi tiếng của McDonald’s có giá chỉ 1,60 đô la ở Mỹ. Bây giờ nó có giá 5,65 đô la, theo giá trung bình ở bốn thành phố. Mức tăng giá này vượt xa so với lạm phát cùng kỳ.

Chỉ số Big Mac là một cuộc khảo sát được tạo bởi tạp chí The economist vào năm 1986. Để đo ngang giá sức mua (PPP) giữa các quốc gia. Sử dụng giá của 1 chiếc Big Mac (loại Hamburger của McDonald) làm chuẩn.

Ngang giá sức mua là một lý thuyết kinh tế. Trong đó giả định rằng tỷ giá hối đoái theo thời gian sẽ thay đổi theo hướng ngang giá/ bình đẳng xuyên biên giới quốc gia. Với giá được tính cho một giỏ hàng hóa giống hệt nhau. Trong trường hợp này, giỏ hàng hóa là một chiếc Big Mac của MacDonald.

Tạp chí The Economist
Tạp chí The Economist

Dựa vào chỉ số Big Mac mà Mỹ cho rằng Việt Nam không công bằng tiền tệ

Mỹ, nơi khai sinh của Big Mac, là một trong những nơi đắt nhất để mua loại bánh này. Theo so sánh với hơn 70 quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, chiếc bánh mì kẹp thịt này có giá 69.000 đồng. Mặc dù số tiền đó nghe có vẻ rất khủng khiếp. Nhưng bạn có thể mua được rất nhiều tiền đồng bằng một đô la. Và do đó, đồng đô la rất có giá trị ở Việt Nam. Có thể mua 69.000 đồng chỉ với 3 đô la Mỹ trên thị trường ngoại hối. Và vì vậy, một chiếc hamburger ở Việt Nam rẻ hơn 47% so với ở Mỹ.

Biết được điều này cũng hữu ích. Nhưng chỉ số này không nhằm mục đích hướng dẫn người mua hàng về bánh mì kẹp thịt. Mà là một hướng dẫn dễ hiểu về các loại tiền tệ. Về nguyên tắc, giá trị của một loại tiền tệ phải phản ánh sức mua của nó. Theo học thuyết “sức mua tương đương”; một thuật ngữ do Gustav Cassel; một nhà kinh tế người Thụy Điển, đặt ra vào năm 1918.

Vì 69.000 đồng và 5,65 đô la có sức mạnh ngang nhau trong việc mua một chiếc bánh mì kẹp thịt; chúng phải có giá trị tương đương. Việc bạn có thể mua được một chiếc burger với giá trị bằng tiền đồng thấp hơn 47% giá trị đồng đô la Mỹ; cho thấy rằng tiền đồng Việt Nam đang bị định giá thấp.

Chỉ số Big Mac - VND định giá rẻ hơn USD
Chỉ số Big Mac – VND định giá rẻ hơn USD

Mỹ “can dự nâng cao” gây sức ép cho Việt Nam

Bộ Tài chính Hoa Kỳ chắc chắn là nghĩ như vậy. Hai lần một năm, cơ quan này báo cáo với Quốc hội về những quốc gia đang cố tình định giá thấp đồng tiền của mình. Để thúc đẩy xuất khẩu và giành lợi thế cạnh tranh.

Hồi tháng 4, cơ quan này xác nhận rằng Việt Nam là một trong ba đối tác thương mại; cùng với Thụy Sĩ và Đài Loan; đang theo đuổi các hoạt động tiền tệ “có khả năng không công bằng”. Dựa trên ba tiêu chí mà họ tự xác định. (Việt Nam có thặng dư thương mại “đáng kể” với Mỹ; thặng dư đối ngoại “lớn” với thế giới; và ngân hàng trung ương của nước này mua rất nhiều đô la Mỹ và các ngoại tệ khác.) Trong những tháng gần đây, Bộ Tài chính Mỹ đã ép Việt Nam khắc phục vấn đề này; một quá trình được gọi là “can dự nâng cao”.

Vào ngày 19 tháng 7, hai bên đã đạt được một thỏa thuận. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hứa sẽ không phá giá đồng tiền để giành lợi thế cạnh tranh. Họ cũng cho biết sẽ dần để tiền đồng dao động tự do hơn. Và sẽ công khai hơn về các biện pháp can thiệp vào thị trường tiền tệ. Nếu suôn sẻ, điều này sẽ giúp Việt Nam tránh được các mức thuế trừng phạt; hoặc bất kỳ biện pháp “nâng cao” nào tương tự trong can dự giữa hai quốc gia.

Big Mac Index - thước đo có chính xác
Big Mac Index – thước đo có chính xác

Tình trạng kiểm soát giá trị đồng tiền ở một số quốc gia

Dù chỉ số Big Mac có vẻ góp phần vào khó khăn của Việt Nam. Nhưng cần phải chỉ ra rằng việc các nước nghèo thường có vẻ rẻ so với các nước giàu. Trong các so sánh đơn giản về giá cả cũng là điều bình thường. Việt Nam không phải ngoại lệ. Giá của một chiếc bánh mì kẹp thịt phản ánh mức thu nhập GDP tính theo đầu người. (Đài Loan, một quốc gia khác trong “danh sách đen” của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Là một trường hợp đặc biệt. Đài Loan vẫn rẻ một cách đáng ngạc nhiên. Cho dù hòn đảo này đã trở nên rất thịnh vượng. Còn Thụy Sĩ thì đắt đỏ trên mọi phương diện.)

Chiếc bánh mì kẹp thịt rẻ nhất mà chúng ta có thể tìm thấy là ở Lebanon. Mặc dù giá của một Big Mac đã tăng mạnh lên 37.000 bảng Lebanon. Nhưng đồng tiền này thậm chí còn mất giá nghiêm trọng hơn trên thị trường chợ đen. Nơi 22.000 bảng mới mua được một đô la Mỹ.

Do đó, một chiếc Big Mac chỉ có giá tương đương 1,68 đô la. Một lý do khiến chiếc bánh có giá rẻ như vậy; có thể là do các nhà nhập khẩu Lebanon có thể mua được một số nguyên liệu làm Big Mac với tỷ giá hối đoái tốt vì được trợ cấp. Chẳng hạn, họ có thể mua được lúa mì với tỉ giá 1.500 bảng một đô la; và các loại thực phẩm khác, bao gồm cả pho mát, với tỷ giá 3.900 bảng đổi 1 đô la. Sự hỗn loạn tiền tệ của Lebanon vừa là hệ quả, vừa là nguyên nhân của thảm họa kinh tế nước này. Ngay cả với một mức giá thấp giả tạo, mua được một chiếc Big Mac cũng là một niềm an ủi nho nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *