Hàng nghìn người ở Thụy Điển vừa tham dự Ngày hội công nghệ cấy ghép chip thông minh tại Stockholm. Những người tham gia được cấy chip cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như đổi vé tàu điện ngầm, đổi vé vào phòng tập thể dục, v.v. Chỉ cần cấy vi mạch vào cơ thể, người dùng không còn phải mang theo chìa khóa, chứng minh thư hay thậm chí là vé tàu khi ra ngoài. Trong ba năm qua, khoảng 3.000 người ở Thụy Điển đã cấy vi mạch vào dưới da của họ – có kích thước bằng hạt gạo. Công nghệ này lần đầu tiên được sử dụng ở các nước Bắc Âu vào năm 2015. Con chip cấy ghép này đã giúp nhiều người đỡ gặp phiền toái bằng cách thay thế nhiều loại giấy, thẻ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.
Mục Lục
Doctor Chip – cấy chip dưới da
Theo OddityCentral, bác sĩ Volchek thông báo đã cấy chip thẻ ngân hàng vào cánh tay; để thanh toán tiền bằng cách vuốt lòng bàn tay thay vì cà thẻ. Việc cấy ghép chip thẻ ngân hàng từng được thực hiện nhiều lần ở Nga nhưng đều thất bại; nên Volchek hy vọng ông sẽ là người đầu tiên trong lịch sử Nga cấy thành công.
Dù vậy, đây chỉ là một trong vô số lần bác sĩ Volchek thực hiện ghép chip vào cơ thể; lần đầu tiên vào năm 2014. Ông biết về công nghệ này cách nay gần 10 năm qua một bài báo và hiểu rõ những bộ phận cấy ghép; đã được dùng trong thú y từ giữa những năm 2000; nhưng ý tưởng đưa chip vào cơ thể người vẫn còn mới lạ vào thời điểm đó. Khi hay tin những con chip như vậy đang được sản xuất ở Mỹ và Trung Quốc; ông bắt đầu tò mò. Không lâu sau đó, ông quyết định tự mình thử nghiệm công nghệ này.
Truyền thông Nga bắt đầu đưa tin về Doctor Chip vào năm 2017. Lúc đó ông đã cấy hàng loạt chip thay thế thẻ liên lạc nội bộ; thẻ ra vào bệnh viện, thẻ lưu trữ thông tin liên lạc cho phép ông chia sẻ với bất kỳ chiếc smartphone nào; nhờ công nghệ NFC (kết nối trường gần); thậm chí ông còn gắn chip lưu lại tất cả mật khẩu của mình mà không cần mã hóa.
Việc cấy chip dưới da sẽ thuận lợi hơn khi cần dùng các loại giấy tờ
Trong những năm qua, từ một người tiên phong cấy ghép chip; Volchek đã trở thành người quảng bá cho “body-hacking” – ám chỉ những người đưa thiết bị công nghệ vào cơ thể để cải thiện cuộc sống. Ông thực hiện thủ thuật cấy ghép cho hơn 200 người khác; bao gồm cả vợ ông. Ông chỉ lấy làm tiếc rằng công nghệ không phát triển nhanh hơn. 4 năm trước, ông từng hứng thú với việc thử nghiệm chip y tế được cấy dưới da để đo đường huyết; nhưng công nghệ lúc đó chưa thể đáp ứng những gì ông muốn thực hiện.
Người dân Thụy Điển cũng dùng pương pháp cấy chip này
Thụy Điển có lẽ là quốc gia sẵn sàng thử nghiệm các công nghệ mới; hơn hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. 10 triệu người dân của quốc gia này thường sẵn sàng chia sẻ các thông tin cá nhân của mình hơn mọi nơi khác. Các thông tin này vốn đã được ghi lại bởi hệ thống an ninh xã hội của Thụy Điển; và có thể được sử dụng bất kỳ lúc nào. Mọi người có thể xem lương người khác là bao nhiêu; chỉ bằng cách gọi đến các cơ quan thuế công.
Libberton, một nhà vi sinh học, cũng cho biết, dữ liệu được thu thập và chia sẻ bởi các con chip cấy ghép này quá hạn chế, nên người dùng không phải lo sợ bị hack hay bị theo dõi.
Trong khi đó, Hannes Sjoblad, nhà sáng lập Bionyfiken, phát biểu vào năm 2015 rằng: “Cơ thể người là nền tảng lớn tiếp theo. Cơ thể được kết nối đã trở thành một hiện tượng, và việc cấy ghép này chỉ là một phần của nó mà thôi”.