Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của đại dịch covid 19 ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp vẫn dốc vốn lớn đầu tư ra nước ngoài bất chấp các tín hiệu kém về thị trường kinh tế. Tuy nhiên, việc này được đánh giá là điểm sáng cho nền kinh tế. Tại sao lại như vậy? Và doanh nghiệp nào có dòng vốn đổ ra nhiều nhất? Mời bạn cùng radiohoo chúng tôi tìm hiểu điều này qua bài viết trong chuyên mục kinh tế đầu tư dưới đây nhé.
Mục Lục
Doanh nghiệp Việt vẫn dốc vốn đầu tư ra nước ngoài
Các con số về đầu tư ra nước ngoài, vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố. Tiếp tục cho thấy những diễn biến tích cực của dòng vốn này.
Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 570,1 triệu USD. Tăng gần 2,3 lần so với cùng kỳ. Trong đó, có 28 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới (tổng vốn đăng ký 145,3 triệu USD, bằng 70,4% so với cùng kỳ). Và 11 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư (tổng vốn tăng thêm là 424,8 triệu USD, tăng 9,1 lần so với cùng kỳ).
Như vậy, bất chấp Covid-19 diễn biến phức tạp. Doanh nghiệp Việt vẫn dốc vốn đầu tư ra nước ngoài. Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy sức bền bỉ. Cũng như nỗ lực của các doanh nghiệp Việt trong việc mở rộng thị trường ra nước ngoài.
“Công lớn” thuộc về Vingroup
Trong số đó, nỗ lực của Tập đoàn Vingroup là rất đáng kể. Kể từ đầu năm tới nay, đúng hơn là chỉ trong tháng 3/2021. Vingroup đã đăng ký đầu tư 4 dự án ra nước ngoài, ở Pháp, Hà Lan, Canada và Singapore. Tăng vốn đầu tư ở Mỹ, Đức, với tổng cộng gần 450 triệu USD. Trong đó, riêng phần vốn đầu tư thêm ở Mỹ lên tới 300 triệu USD.
Như vậy, sau các tập đoàn lớn của Việt Nam, như Viettel, Vinamilk, TH… Đến lượt Vingroup quyết tâm “mang chuông đi đánh xứ người”. Các khoản đầu tư lớn này đã cho thấy, Vingroup đã nuôi tham vọng lớn ở thị trường nước ngoài như thế nào. Đó là một trong những lý do khiến vốn đầu tư ra nước ngoài tăng tốc trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, vẫn có một thực tế phải thừa nhận, sự tăng tốc này là so với năm ngoái. Khi tình hình đầu tư ra nước ngoài đã tăng chậm lại đáng kể. Xét về con số tuyệt đối, 7 tháng đầu năm. Vốn đầu tư ra nước ngoài chỉ đạt 570 triệu USD, không phải quá lớn.
Thêm vào đó, thực tế là vốn đầu tư mới chỉ đạt 145,3 triệu USD, giảm 29,6% so với cùng kỳ. Rõ ràng, Covid-19 cũng đang “làm khó” doanh nghiệp Việt. Trong thực hiện chiến lược mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
Trái ngọt
Nỗ lực đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt đã mang lại các kết quả tích cực. Dù không phải dự án nào cũng như vậy. Cuối năm ngoái, khi công bố số liệu tài chính của các dự án đầu tư ra nước ngoài. Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2019, tổng hợp báo cáo từ 87/130 dự án. Tổng doanh thu tại thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp này đạt hơn 7.021,88 triệu USD. Tăng hơn 27% so với năm 2018. Trong đó, 53 dự án có lợi nhuận, với tổng lợi nhuận 565 triệu USD. Tăng 39 triệu USD so với năm 2018.
Số liệu thống kê gần nhất cũng cho thấy. Các doanh nghiệp Việt đã chuyển khoản lợi nhuận hơn 3 tỷ USD về nước. Ngoài ra, các khoản lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư gần 400 triệu USD.
Theo báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp Việt đầu tư lớn ra nước ngoài trong nửa đầu năm nay. Tình hình kinh doanh cũng khá khả quan. Chẳng hạn, Viettel Global trong quý II có doanh thu thuần đạt 5.259 tỷ đồng. Tăng mạnh 22% so với mức 4.321 tỷ đồng của cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.194 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Viettel Global có doanh thu hợp nhất đạt gần 9.900 tỷ đồng. Tăng 15%; lãi gộp đạt 4.063 tỷ đồng, tăng gần 800 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tích cực
Trong khi đó, Vinamilk cũng ghi nhận doanh thu tích cực. Báo cáo tài chính của Vinamilk cho biết, trong quý II/2021. Các chi nhánh nước ngoài của Công ty đạt doanh thu thuần 859 tỷ đồng. Tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi của Driftwood (Mỹ) là nguyên nhân khiến doanh thu ở khối ngoại của Vinamilk tăng trưởng tích cực. Bên cạnh đó, Angkor Milk (Campuchia) cũng có đóng góp tích cực. Khi tiếp tục tăng trưởng dương trong quý II. Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần từ các chi nhánh nước ngoài của Vinamilk đạt 1.705 tỷ đồng.
Còn Vingroup, tuy chưa có thông tin chính thức về tình hình hoạt động. Kinh doanh ở các chi nhánh nước ngoài, nhưng tập đoàn này đang quyết tâm thực hiện mục tiêu đưa VinFast trở thành hãng ô tô điện thông minh toàn cầu.
Hiện nay, VinFast đã đưa vào hoạt động các chi nhánh tại Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan. Và để thực hiện mục tiêu nói trên, Vingroup cũng vừa công bố bổ nhiệm ông Michael Lohscheller. Người từng giữ vị trí Phó chủ tịch Volkswagen Mỹ và Tổng giám đốc Opel toàn cầu, làm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu.
Ông Michael Lohscheller sẽ làm việc tại Việt Nam, trực tiếp quản lý và điều hành các thị trường của VinFast hiện nay. Bao gồm Việt Nam, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan. Bên cạnh đó, ông Michael Lohscheller cũng sẽ tham gia thúc đẩy chiến lược vươn tầm quốc tế, hướng tới mục tiêu đưa VinFast trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu.
Những động thái này hứa hẹn, doanh nghiệp Việt sẽ tiếp tục thu trái ngọt ở thị trường nước ngoài.
Thống kê cho thấy đầu tư ra nước ngoài tiếp tục tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm
Trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 570,1 triệu USD, tăng gần 2,3 lần so với cùng kỳ. Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 570,1 triệu USD, tăng gần 2,3 lần so với cùng kỳ.
Trong đó, có 28 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt 145,3 triệu USD, bằng 70,4% so với cùng kỳ và 11 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm là 424,8 triệu USD, tăng 9,1 lần so với cùng kỳ.
Số liệu thống kê cho thấy, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 12 lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu với 3 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 270,8 triệu USD, chiếm 47,5% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ 2, với tổng vốn đầu tư 148,6 triệu USD, chiếm 26,1%; tiếp theo là các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ,…