Ấn độ ra quyết định miễn áp thuế chống bán phá giá gỗ MDF từ Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại của Bộ Công Thương Ấn Độ đã ban hành và đưa ra quyết định miễn áp thuế cho việc chống bán phá giá đối với sản phẩm gỗ MDF. Với điều kiện là gỗ có độ dày dưới 6mm và được nhập khẩu từ các nước Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Trong chuyên mục kinh tế đầu tư hôm nay của radiohoo chúng tôi xin được chia sẻ chi tiết đến bạn thông tin này.

Ấn Độ không áp thuế chống bán phá giá gỗ MDF nhập khẩu từ Việt Nam

Vụ việc được Tổng vụ Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ khởi xướng điều tra từ tháng 4/2020. Số liệu từ Hải quan Việt Nam cho thấy trong năm 201. Giai đoạn trước khi Ấn Độ khởi xướng điều tra. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ MDF dưới 6mm của Việt Nam sang Ấn Độ là 2,3 triệu USD.

Cùng ngày, Cục Phòng vệ thương mại cũng thông báo theo đề nghị của các bên liên quan. Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR)-Bộ Công Thương Ấn Độ cũng đã thông báo gia hạn thời hạn nộp Bản trả lời câu hỏi vụ việc Ấn Độ điều tra rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi đàn hồi filament (Elastomeric Filament Yarn) có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam tới ngày 20/8/2021.

Ấn Độ không áp thuế chống bán phá giá gỗ MDF
Ấn Độ không áp thuế chống bán phá giá gỗ MDF từ Việt Nam

Do đó, các bên liên quan cần nộp bản trả lời theo địa chỉ email: [email protected]; [email protected]; [email protected]; [email protected].

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan đọc kỹ hướng dẫn, trả lời. Và nộp Bản câu hỏi theo đúng thời hạn và thể thức do Cơ quan điều tra của Ấn Độ yêu cầu. Chủ động liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Cục trong trường hợp cần hỗ trợ.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác. Hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc DGTR sử dụng các chứng cứ bất lợi làm căn cứ. Và cơ sở cho việc tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá, làm suy giảm lợi thế cạnh tranh. Mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu Ấn Độ vào tay các đối thủ cạnh tranh. Hoặc các nước, vùng lãnh thổ khác./.

Quy mô xuất nhập khẩu vượt 375 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 7/2021, kim ngạch xuất nhập khẩu đều đạt tín hiệu khả quan. Cụ thể, trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 đạt 27,86 tỷ USD. Tăng trưởng 2,4% so với tháng 6. Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt gần 20 tỷ USD, tăng 3,4%.

Kết quả xuất khẩu tháng 7 là hết sức đáng khích lệ. Trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp trên phạm vi cả nước. Nhất là các tỉnh, thành khu vực phía Nam với những trọng điểm kinh tế như TP. H.ồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…Tăng trưởng ấn tượng nhất là điện thoại các loại. Và linh kiện; dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; sắt thép…

xuất nhập khẩu vượt 375 tỷ USD
Quy mô xuất nhập khẩu Việt Nam vượt 375 tỷ USD

Lũy kế hết tháng 7, xuất khẩu cả nước đạt 186,35 tỷ USD tăng 26,2% so với cùng kỳ 2020. Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch tháng 7 đạt 29,1 tỷ USD tăng 5,3% so với tháng trước. Và nâng tổng kim ngạch trong 7 tháng lên 188,76 tỷ USD tăng 35,8% so với cùng kỳ 2020. Như vậy, hết tháng 7, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 375 tỷ USD. Và nước ta nhập siêu hơn 2,4 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu hàng hóa nửa cuối năm được dự báo đối diện với những thuận lợi và thách thức đan xen. Theo đó, dịch bệnh là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu. Và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sẽ phụ thuộc rất lớn vào tốc độ kiểm soát dịch bệnh.

Bất chấp Covid-19, Việt Nam vẫn chi hơn 2 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Ngày 12/8, Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 7/2021, cả nước nhập khẩu 14.407 ô tô nguyên chiếc các loại. Tổng kim ngạch gần 291 triệu USD. Lũy kế 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 95.525 ô tô. Kim ngạch đạt 2,13 tỷ USD (tăng 111% về lượng và 107% về kim ngạch so với cùng kỳ 2020).

Tháng 7, Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc vẫn là ba thị trường dẫn đầu. Có lượng xe xuất khẩu sang Việt Nam từ 1.000 chiếc trở lên. Trong đó, Thái Lan vẫn duy trì vị thế số một với 7.008 xe, kim ngạch gần 132,8 triệu USD. Qua đó nâng kết quả trong 7 tháng lên 47.493 xe, kim ngạch 890,7 triệu USD.

Tính trị giá bình quân (chưa thuế), mỗi ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 37.263 USD/xe. Cao hơn nhiều so với Thái Lan (18.723 USD/xe) và gấp 2 lần trị giá bình quân ô tô nhập khẩu từ Indonesia (chỉ 12.440 USD/xe).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *