Chính sách thuế sắt thép Trung Quốc thay đổi, Việt Nam hưởng lợi như thế nào?

Trong khi nhu cầu tiêu thụ thép trong nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Cộng với việc Trung Quốc thay đổi chính sách thuế cắt giảm xuất khẩu sắt thép chắc chắn sẽ có lợi chung cho các nhà sản xuất thép của nước ta. Vậy Trung Quốc có thay đổi chính sách thuế đối với ngành thép như thế nào? Sản xuất thép Việt Nam được hưởng lợi ra sao? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Trung Quốc thay đổi chính sách thuế với ngành thép

Việc Trung Quốc tiếp tục bổ sung nhiều sản phẩm thép vào diện ngừng hoàn thuế xuất khẩu có thể tác động tới Việt Nam. Khi nhiều sản phẩm thép trong số đó được Việt Nam nhập khẩu khá nhiều từ Trung Quốc.

Theo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương), đầu tháng 5 và cuối tháng 7/2021 vừa qua.Tổng cục Thuế quốc gia (Bộ Tài chính) Trung Quốc đã tiến hành 2 lần điều chỉnh chính sách thuế. Đối với nhiều sản phẩm gang thép xuất nhập khẩu.

chính sách thuế với ngành thép
Trung Quốc thay đổi chính sách thuế với ngành thép

Tại lần điều chỉnh tháng 5, Trung Quốc quyết định áp mức thuế 0% tạm thời. Đối với một số nguyên liệu sản xuất thép nhập khẩu từ ngày 1/5/2021. Cụ thể gồm: gang, thép thô, nguyên liệu thép tái chế (thép phế liệu) và hợp kim Ferrochrome.

Nước này cũng tăng thuế xuất khẩu lên 25%. Đối với sản phẩm hợp kim Ferrosolicon (hợp kim của Fe-rô và Si-líc). Tăng thuế xuất khẩu tạm thời từ 10% lên 15% đối với sản phẩm gang có độ tinh khiết cao. Tăng thuế xuất khẩu tạm thời từ 15% lên 20% đối với sản phẩm hợp kim Ferrochrome. Và ngừng chính sách hoàn thuế đối với 146 sản phẩm gang thép xuất khẩu.

Tại lần điều chỉnh thứ hai (tháng 7/2021). Tổng cục Thuế quốc gia Trung Quốc tiếp tục bổ sung 23 sản phẩm thép khác vào diện ngừng hoàn thuế xuất khẩu.

Như vậy, danh sách sản phẩm gang thép bị ngừng hoàn thuế xuất khẩu sau 2 lần điều chỉnh. Đã lên đến 169 sản phẩm (mã HS 8 số). Trong đó có một số sản phẩm thép được Việt Nam nhập khẩu khá nhiều từ Trung Quốc. Như thép cuộn cán nguội, sắt cuộn. Hoặc thép cuộn cán nguội không chứa hợp kim, thép tấm thông thường đã được mạ. Thép tấm không chứa hợp kim cán phẳng mạ kẽm, thép silic kỹ thuật điện, các hạt (cấu trúc tế vi) kết tinh.

Thống kê trong 7 tháng đầu năm Việt Nam nhập từ Trung Quốc bao nhiêu tấn sắt thép?

số lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm
Số lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 7 tháng đầu năm. Việt Nam nhập khẩu từ các thị trường 8 triệu tấn sắt thép các loại, kim ngạch 6,8 tỷ USD, giá bình quân 19,5 triệu đồng/tấn.

Trong đó, Việt Nam nhập từ Trung Quốc 4 triệu tấn sắt thép, trị giá 3,2 tỷ USD. Giá bình quân là 18,4 triệu đồng/tấn; đồng thời nhập khẩu sắt thép thành phẩm cũng đạt trị giá 1,8 tỷ USD. Như vậy, thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 50% tổng sản lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước. Với giá rẻ hơn giá nhập khẩu bình quân từ các thị trường 1,1 triệu đồng/tấn.

Tác động đến ngành thép Việt Nam

Đối với Việt Nam, thay đổi về chính sách thuế, phí trên của Trung Quốc. Trước hết sẽ làm lợi cho các nhà sản xuất thép của Việt Nam dùng/phụ thuộc vào quặng sắt và than luyện cốc với công nghệ lò cao. Ở Việt Nam hiện nay có một số nhà sản xuất dùng công nghệ lò cao như TISCO, Công ty Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM), Hòa Phát, Formosa Hà Tĩnh…

Xét về quy mô, cho đến năm 2020, Formosa Hà Tính đã dẫn đầu. Bỏ xa các đối thủ nội địa với tổng công suất 7,5 triệu tấn/năm từ 2 lò cao dung tích 4.350 m3 mỗi lò. Được lắp đặt năm 2017 và 2020. Năm 2015, Hòa Phát có 3 lò loại 550 m3. Theo báo chí, năm 2021, Hòa Phát sẽ lắp đặt và đưa vào vận hành một số lò cao loại 1.350 m3. Nâng tổng công suất thép lên gần 8 triệu tấn/năm, vượt cả Formosa Hà Tĩnh. Các đối thủ còn lại thường chỉ có một hoặc vài lò cao với dung tích nhỏ hơn nhiều.

Đối với các nhà sản xuất thép theo công nghệ lò điện hồ quang. Việc thay đổi chính sách trên của Trung Quốc. Sẽ tác động tiêu cực tới các nhà sản xuất này. Xét trên khía cạnh làm tăng giá nguyên liệu đầu vào của công nghệ này, đặc biệt là thép phế liệu. Ở Việt Nam vẫn còn hàng chục nhà sản xuất loại này như Thép Việt Ý, Thép Miền Nam. Với tổng công suất vào năm 2018 là 7 triệu tấn. Chiếm 38% tổng công suất thép cả nước (theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *