Sáng tạo ra robot có thể giúp người khuyết tật mặc quần áo

Đối với những người khuyết tật hì việc mặc quần áo trở nên rất khó khăn và gặp nhiều ngăn trở. Họ không thể mặc quần áo một cách bình thường như những người khác mà phải gặp rất nhiều trở ngại, chính vì thế mà niềm mong ước của đại đa số những người khuyết tật là có thiết bị hỗ trợ họ có thể mặc quần áo một cách dễ dàng hơn. Điều ước đó đã thành sự thật khi Phòng thí nghiệm máy tính và AI của MIT đã và đang chế tạo, phát minh ra robot có thể giúp người khuyết tật những việc cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày.

Phòng thí nghiệm máy tính và AI của MIT sáng tạo robot hỗ trợ con người sinh hoạt

Phòng thí nghiệm máy tính và AI của MIT sáng tạo robot hỗ trợ con người sinh hoạt
Phòng thí nghiệm máy tính và AI của MIT sáng tạo robot hỗ trợ con người sinh hoạt

Theo Engadget, các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm máy tính và AI (trí tuệ nhân tạo) của MIT (MIT CSAIL); đã tạo ra thuật toán giúp robot hỗ trợ con người sinh hoạt mà vẫn đảm bảo an toàn.

Muốn mặc quần áo cho con người, robot phải học từng bước một; từ việc giữ quần áo, quan sát cử chỉ của người mặc, tránh va chạm với họ, cho đến hiểu về chất liệu quần áo. Chúng phải được lập trình với tất cả thông tin như vậy.

Tuy nhiên, trong lúc hoạt động, chỉ cần một phản ứng không cẩn thận có thể khiến robot và con người va chạm nhau; tiêu biểu là trường hợp của những robot công nghiệp vô tình làm hại các công nhân trong nhà máy.

Cũng chính vì thế, các thuật toán trước đây thường ngăn robot tiếp xúc với con người để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến vấn đề gọi là “robot đóng băng” – cũng là bài toán nan giải đối với xe tự lái. Khi cảm thấy không thể đảm bảo an toàn cho con người; robot hay các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung sẽ ngừng hoạt động và bỏ qua nhiệm vụ được đặt ra ban đầu.

Robot có thể hỗ trợ các hoạt động thể chất cho người khuyết tật

Robot hỗ trợ người khuyết tật
Robot hỗ trợ người khuyết tật

Để vượt qua vấn đề đó, nhóm nhà khoa học của MIT đã phát triển thuật toán; giúp robot có thể tiếp xúc an toàn với con người; hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, tránh va chạm ở mức tối thiểu.

Nghiên cứu sinh Shen Li cho biết: “Việc phát triển thuật toán ngăn tổn hại về thể chất đối với con người; mà vẫn không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc là một thách thức quan trọng”.

Đối với nhiệm vụ thay quần áo đơn giản, robot vẫn phải giữ áo khi con người làm những chuyện khác như kiểm tra điện thoại. Nó phải có khả năng dự đoán nhiều tình huống khác nhau. Zackory Erickson – chuyên gia của Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) cho biết: “Cách tiếp cận đa diện này kết hợp lý thuyết tập hợp (set theory); dự đoán hành vi con người; các quy định bảo đảm an toàn và thường xuyên phản hồi; để đánh giá mức độ an toàn trong tương tác giữa người – robot”.

Nghiên cứu đang ở trong giai đoạn đầu; nhưng họ có thể áp dụng ý tưởng này vào nhiều việc khác ngoài mặc quần áo; hướng đến mục tiêu cuối cùng là khiến robot có thể hỗ trợ các hoạt động thể chất cho người khuyết tật.

Cánh tay robot “made in Việt Nam”

Năm 2019, cùng với các startup từ khắp nơi trên thế giới; dự án của Vulcan là đại diện duy nhất từ Đông Nam Á; tham dự cuộc thi The Venture. Và, startup đến từ Việt Nam với sáng chế ra cánh tay giả cho người khuyết tật; đã được vinh danh trong Top 10.
Sản phẩm chính của Vulcan Augmetics là cánh tay giả có thể cầm nắm. Ngoài ra, Vulcan còn phát triển những mô đun để hít đất; hoặc giúp người khuyết tật có thể sử dụng máy tính; làm các công việc phục vụ bàn, bưng bê…
Cánh tay robot của Vulcan được kết nối Bluetooth ở bên trong. Để sử dụng, người dùng sẽ đeo bộ cảm biến ở cổ chân; và điều khiển bằng cách chạm ngón chân. Cánh tay robot này không những có thể cầm nắm; lái xe mà còn có thể xoay cổ tay 360 độ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *