Nhà đầu tư ở thị trường mới nổi đổ dồn tiền vào trái phiếu

Biến thể Delta đang ngày càng tàn phá nặng nề nền kinh tế thế giới, trong đó chắc chắn không thể loại trừ thị trường chứng khoán. Theo đó, các nhà đầu tư ở thị trường mới nổi nhất loạt đều có xu hướng đổ tiền vào các tài sản có tính an toàn cao, điển hình chính là trái phiếu. Đây là dấu hiệu cho thấy họ đang đặt một dấu hỏi rất lớn dành cho sự phục hồi của nền kinh tế. Cụ thể, các dòng vốn trên thị trường chứng khoán đang thay đổi như thế nào? Theo dõi bài viết của radiohoo.com dưới đây để nắm bắt được thông tin chi tiết nhất nhé!

Sự đổi chiều của dòng vốn vào trái phiếu trên thị trường mới nổi

Tại các thị trường mới nổi, kênh đầu tư cổ phiếu đã không thu hút được nhiều tiền
Tại các thị trường mới nổi, kênh đầu tư cổ phiếu đã không thu hút được nhiều tiền

Theo dữ liệu của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), tại các thị trường mới nổi ngoại trừ Trung Quốc; kênh trái phiếu đã chứng kiến ​​dòng vốn ròng trong 11 tháng liên tiếp. Đây là chuỗi dài nhất kể từ đầu năm 2018. Dòng vốn vào trái phiếu đã tăng lên mức ròng 99.2 tỷ USD sáu tháng đầu năm nay; so với dòng vốn rút ròng từ cổ phiếu là 2.2 tỷ USD.

Tại các thị trường mới, kênh đầu tư cổ phiếu đã không thu hút được nhiều tiền hơn kênh đầu tư trái phiếu; kể từ tháng 11/2020. Đây là khi tiến trình tiêm chủng vắc xin bắt đầu. Cùng với đó là việc ông Joe Biden được bầu làm Tổng thống Mỹ. Hai sự kiện này đã thúc đẩy sự lạc quan đối với nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là kinh tế Mỹ.

Theo các chuyên gia, khả năng bảo vệ của các vaccine ngừa Covid-19 hiện nay vẫn rất mạnh mẽ. Nó giúp giảm nguy cơ bệnh diễn biến nặng; và phải nhập viện khi mắc các biến thể của virus Sars-CoV-2. Những người chưa được tiêm phòng vẫn thuộc diện nguy cơ cao nhất. Tuy nhiên, lo ngại lớn nhất hiện nay là biến thể Delta. Biến thể này lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ. Nó gây hoang mang không phải ở việc nó khiến bệnh diễn biến nặng hơn. Mà là khả năng lây lan của nó quá dễ dàng. Ảnh hưởng của dịch bệnh đối với nền kinh tế là quá lớn.

Quan điểm của các chuyên gia về sự việc đổi chiều của dòng vốn vào trái phiếu

Chỉ số JPMorgan về trái phiếu bằng USD tăng 05% so với mức thấp vào đầu tháng 03
Chỉ số JPMorgan về trái phiếu bằng USD tăng 05% so với mức thấp vào đầu tháng 03

Paul Sandhu, người đứng đầu bộ phận giải pháp đa tài sản tại BNP Paribas Asset Management Asia cho biết. Bức tranh này sẽ không sớm thay đổi. Bởi rủi ro của biến thể Delta đối với các thị trường mới vẫn chưa được phản ánh đầy đủ vào giá. Chiến lược gia Arun Sai của Pictet Asset Management cũng cho biết thêm. Đó là ông ủng hộ trái phiếu thị trường mới nổi hơn so với cổ phiếu. Theo ông, cổ phiếu ở các thị trường mới nổi chỉ thu hút dòng vốn bền vững; khi chúng mang lại triển vọng tốt hơn so với các thị trường phát triển.

Chỉ số MSCI thị trường mới nổi đã giảm gần 09% so với mức đỉnh vào giữa tháng 02 của năm nay. Trong khi chỉ số JPMorgan về trái phiếu bằng đồng USD đã tăng 05% so với mức thấp vào đầu tháng 03. Chiến lược gia Sandhu cho biết. “Trái phiếu vẫn là yếu tố đa dạng hóa danh mục quan trọng đối với nhiều nhà đầu tư và nợ thị trường mới nổi mang lại lợi suất rất hấp dẫn. Ngược lại, dòng vốn vào cổ phiếu chủ yếu tập trung cao độ vào các thị trường Mỹ hơn là các thị trường mới nổi”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *