Động thái thay đổi trong mua bán ngoại tệ của NHNN thời gian gần đây gây rất nhiều phản ứng. Đối với các NHTM thì sẽ nâng lên khó khăn và rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ. Thế nhưng việc thả nổi thị trường lại là động thái cần thiết. Bởi NHNN cũng cần phải tối đa hóa lợi ích của lượng dự trữ ngoại hối quốc gia. Và thay đổi những tiêu cực trong kinh doanh ngoại tệ thời gian trước. Có đồn đoán rằng NHNN sẽ tiến hành kinh doanh ngoại tệ. Điều này có những ảnh hưởng gì cho nền kinh tế?
Mục Lục
NHNN ngừng mua ngoại tệ giao ngay
Gần đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ngừng công bố tỷ giá mua USD giao ngay. Chỉ tiếp tục công bố tỷ giá bán USD giao ngay, hiện ở mức 23.775 VND/USD. Trước đó, tỷ giá mua USD giao ngay hồi tháng 11/2020 là 23.125 VND/USD.
Với tỷ giá giao ngay 2 chiều mua bán nói trên. Có lẽ chỉ đến thời gian gần đây chúng mới được NHNN áp dụng. Chủ yếu là chiều mua vào (tức ngân hàng thương mại bán USD cho NHNN) khi mà nguồn cung USD trên thị trường dồi dào; làm cho tỷ giá liên/trong ngân hàng và thị trường tự do sụt giảm (VND mạnh lên). Còn với tỷ giá bán ra đến 23.775 VND/USD; xem ra nó tiếp tục sẽ không có cơ hội được sử dụng trong giai đoạn tới. Đơn giản bởi nó sẽ là quá cao. So với mức mà ngân hàng thương mại và thị trường có thể chấp nhận để mua vào. Đặc biệt trong xu hướng tiếp tục suy yếu của USD trên thị trường thế giới như hiện nay.
NHNN mở rộng kỳ hạn mua USD lên 6 tháng – khó khăn cho NHTM
Mở rộng kỳ hạn mua USD lên 6 tháng thay vì 3 tháng. Và với điều kiện ngân hàng thương mại chỉ được hủy ngang một lần. Cho thấy việc bán USD có kỳ hạn cho NHNN đã trở nên khó khăn hơn nhiều.
Ngân hàng thương mại càng khó có thể biết chắc trạng thái ngoại tệ của mình sẽ ra sao trong thời gian 6 tháng tiếp theo; thay vì 3 tháng như trước. Nên rủi ro cao là họ bán USD tại thời điểm hiện tại. Nhưng vì nhiều lý do không lường trước nào đó sẽ muốn phải hủy ngang hợp đồng bán kỳ hạn này.
Nhưng cái khó cho họ là họ chỉ được hủy ngang hợp đồng bán kỳ hạn này một lần. Như vậy, chỉ có ngân hàng thương mại nào cực kỳ chắc chắn rằng;; họ cần phải bán một lượng USD 6 tháng sau tại mức tỷ giá theo quy định hiện tại thì mới muốn tiến hành mua bán kiểu này với NHNN – một điều mà xác suất xảy ra có lẽ không cao.
Tỷ giá bán USD giao ngay của NHNN khá đắt so với thị trường
Và cũng như đã đề cập, đằng sau động thái ngừng công bố tỷ giá mua USD giao ngay. Có hàm ý có thể rút ra là, NHNN vẫn có thể tiếp tục mua USD giao ngay với tỷ giá thỏa thuận không công bố. Điều đáng nói ở đây là tỷ giá mua giao ngay thỏa thuận này, cũng như tỷ giá bán giao ngay; cần phải/sẽ được xác định trên cơ sở nào.
Nếu như trước đây thì tỷ giá mua hay bán của NHNN phần lớn là nhằm đến mục tiêu can thiệp, ổn định thị trường ngoại tệ. Là một trong những chức năng chính của ngân hàng trung ương. Do đã từng trải qua một quá khứ dài với tình trạng khan hiếm cung USD trong nước cộng với dự trữ ngoại hối mỏng. Buộc NHNN phải ưu tiên bảo vệ, tăng cường dự trữ ngoại hối. Nên có thể nói không quá rằng tỷ giá bán USD giao ngay của NHNN công bố đa phần chỉ để cho có. Bởi nó quá đắt để ngân hàng thương mại có thể mua vào thay vì mua trên thị trường.
Giá mua – bán ngoại tệ giao ngay của NHNN không có tính thương mại
Về tỷ giá mua giao ngay của NHNN, nó có phần “dễ thở” hơn đối với ngân hàng thương mại; ở cái nghĩa là nó sát với tỷ giá trên thị trường hơn. Nhất là khi nguồn cung USD dồi dào, NHNN “tranh thủ” mua vào bổ sung dự trữ ngoại hối.
Dẫu vậy, do đầu ra gần như bị bịt bởi tỷ giá bán giao ngay quá cao so với thị trường. Nên tỷ giá mua giao ngay của NHNN đến một lúc nào đó sẽ phải trở nên phi thị trường. Như với tỷ giá bán giao ngay (tức sẽ thấp hơn tỷ giá mua trên thị trường). Để hạn chế việc mua vào của NHNN. Bởi những lý do như bị cáo buộc thao túng tiền tệ (gồm chỉ mua mà không bán USD); bởi các đối tác thương mại của Việt Nam như đang chứng kiến hiện nay.
Nói cách khác, cơ sở xác định tỷ giá mua, bán USD giao ngay của NHNN cho đến gần đây chủ yếu là những cân nhắc vĩ mô, về chính sách. Chứ không có tính thương mại, không vì mục đích kinh doanh (kinh doanh ngoại tệ).
NHNN cũng cần tối đa hóa tính thanh khoản của quỹ dự trữ ngoại hối
Chắc chắn sẽ có người lập luận rằng chức năng của NHNN – một ngân hàng trung ương đương nhiên không phải là kinh doanh; dù là kinh doanh ngoại tệ. Điều này có thể đúng… một phần! Cần nhớ rằng NHNN, cũng như các ngân hàng trung ương khác; đã, đang và sẽ tiếp tục “quản lý” quỹ dự trữ ngoại hối của mình. Để tối ưu/tối đa hóa tính thanh khoản cũng như giá trị của nó.
Việc này cần thiết phải thiết lập và cho hoạt động bộ phận kinh doanh ngoại hối. Cũng như quản lý tài sản với các đối tác nước ngoài, là cái cũng đang tồn tại ở NHNN. Đã có bộ phận chức năng như vậy kinh doanh với đối tác nước ngoài. Thì cũng chẳng có gì ngăn cản việc mở rộng kinh doanh này ra với các đối tác trong nước. Tức các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trong nước.
Cũng có thể còn ai đó vẫn “lăn tăn” đôi chút với chuyện lồng ghép chức năng quản lý vĩ mô và chức năng kinh doanh của NHNN trong chuyện này. Thực ra, nếu đã kinh doanh với các đối tác nước ngoài; dựa trên các nội quy và nguyên tắc đặt ra. Để đáp ứng được các yêu cầu an toàn và bảo tồn, phát triển quỹ dự trữ ngoại hối. Thì cũng hoàn toàn có thể áp dụng các nội quy và nguyên tắc này cho các giao dịch với các đối tác trong nước. Mà không phải e ngại ảnh hưởng đến chức năng quản lý vĩ mô của NHNN.
Nếu NHNN kinh doanh ngoại tệ cần có cơ chế hoạt động phù hợp
Nếu đã đồng ý về chuyện NHNN kinh doanh ngoại tệ với các đối tác trong nước rồi. Thì việc cần làm tiếp theo là NHNN cần ngừng công bố cả tỷ giá bán USD giao ngay. Tỷ giá mua, bán giao ngay của NHNN lúc này sẽ linh hoạt. Trên cơ sở thỏa thuận song phương với từng ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.
Nhưng phải khai thác được lợi thế (và cũng là trách nhiệm) của NHNN là người mua, bán cuối cùng trên thị trường. Mà theo đó thì chiều mua có thể rẻ hơn và chiều bán thì có thể đắt hơn thị trường; ở một biên độ nào đó có thể chấp nhận được. Một khi đã đạt đến các ngưỡng an toàn và các cân nhắc vĩ mô tổng thể. Thì việc mua hay bán cần thiết phải dừng lại hoặc đảo chiều một cách cũng linh hoạt. Thông qua điều chỉnh tỷ giá mua, bán tương ứng.
Với cung cách “kinh doanh” như vậy; rõ ràng NHNN vừa đảm bảo được chức năng quản lý vĩ mô thị trường ngoại tệ trong nước của mình. Đồng thời vẫn đảm bảo xây dựng và củng cố dự trữ ngoại hối quốc gia một cách hiệu quả và an toàn.