Các công trình kiến trúc sân vườn đều mang lại nguồn năng lượng riêng. Có 1 số nguyên tắc để khu sân vườn của bạn có quan cảnh thêm hoàn hảo và đúng phong thủy. Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển nên nhiều gia chủ đã chọn sinh sống trong ngôi nhà rộng rãi và khang trang. Ngoài việc chọn sân vườn thiết kế kiến trúc sang trọng thì việc có một sân vườn phong thủy là 1 điều cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người chỉ quan tâm đến thẩm mỹ cảnh quan mà quên đi mất yếu tố phong thủy sân vườn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phong thủy bố trí cảnh quan sân vườn ngay sau đây nhé!
Mục Lục
Phong thủy sân vườn là gì?
Như chúng ta đã biết, phong thủy nói chung là học thuyết được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc cổ đại, sau đó lan rộng và trở nên phổ biến tại các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam.
Hiểu theo chiết tự, “phong” nghĩa là gió và những tác động từ gió, không khí lưu thông, chuyển động. “Thủy” tức là nước (ao, hồ, sông, suối) và tác động của yếu tố nước tới môi trường. Phong thủy không phải là từng yếu tố đơn lẻ này gộp lại mà là sự sắp xếp, bố trí các sự vật sao cho hài hòa âm dương, Ngũ hành.
Ý nghĩa của phong thủy cảnh quan sân vườn
Sân vườn là một phần môi trường sống của con người, là nơi nạp khí cho ngôi nhà. Các thành viên trong gia đình sẽ được tận hưởng không gian yên tĩnh và thoải mái từ ánh nắng và cây cỏ trong vườn nếu thiết kế các yếu tố cảnh quan hợp phong thủy.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu, con người phải làm việc ở nhà nhiều hơn. Nhà vườn trở thành xu hướng được yêu thích, giúp con người chạm tới cuộc sống có chất lượng cao. Nhiều khu vườn là nơi nạp khí chính do đó phong thủy của khu vườn ra sao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia chủ.
Để kiến tạo cảnh quan sân vườn hợp phong thủy cần quan tâm những yếu tố chính sau:
Trông thêm cây tạo không gian xanh cho quan cảnh sân vườn
Cây xanh rất được coi trọng trong phong thủy vì chúng có thể xua đuổi tà khí và thanh lọc không khí, thậm chí có thể trấn yểm những vị trí phong thủy xấu. Chú ý chọn đất trồng đủ tốt để đảm bảo cây cối luôn phát triển, mang lại sinh khí và thịnh vượng cho gia đình.
- Những cây có gai nhọn có thể sinh ra sát khí, do đó không nên trồng quá nhiều trong vườn.
- Những cây uốn cong hoặc có hình dáng kỳ lạ là bất lợi cho phong thủy. Ví dụ, cây khô héo, thân rỗng, cây có dáng nghiêng đổ… đều cần phải loại bỏ
- Những khu vườn nhỏ thì không nên chọn những cây to hoặc quá nhiều loại cây; nếu không, khu vườn sẽ trở nên lộn xộn.
Trồng các loại hoa
Hoa cũng là yếu tố mang lại sinh khí và năng lượng cho ngôi nhà; những loài hoa thích hợp còn có thể tạo ra hiệu ứng phong thủy tốt. Lưu ý những loại hoa màu sắc sặc sỡ nên được trồng ở phía trước ngôi nhà để thu hút sinh khí, ngược lại cần loại bỏ hoa héo úa vì chúng mang năng lượng tiêu cực. Về mặt phong thủy sân vườn, không nên chọn các loại hoa có gai.
Hồ nước, thác nước, bể cá giúp thu hút vận may
Nước được coi trọng trong phong thủy và nó có tác dụng tạo ra sự thịnh vượng. Nước cũng rất quan trọng trong các yếu tố cấu thành của một khu vườn vì nó đóng vai trò không thể thay thế trong việc chiêu tài, nhập khí, khai sáng trí tuệ, nuôi dưỡng cuộc sống hoặc cải thiện sinh khí. Ngoài ra, nước phải sạch và trong chứ không để đục và tù.
Về nguyên tắc hồ nước, thác nước, bể cá sẽ được đặt ở hướng thịnh vượng của căn nhà. Tuy nhiên, việc xác định hướng tốt nên được chuyên gia phong thủy tư vấn. Phong thủy hiện đại khuyến cáo khách hàng không nên tự tiện xây hòn non bộ, bể cá theo ý thích.
Thiết kế thêm hòn non bộ
Hòn non bộ (hay còn gọi là giả sơn) được sử dụng nhiều trong phong thủy với tác dụng biểu trưng cho núi, đồi tự nhiên. Nên làm số lượng hòn là số lẻ như 3, 5, 7… tránh số chẵn. Ngoài ra không nên làm các hòn bằng nhau. Non bộ phải tròn, nhẵn, tránh những tảng đá có hình thù kỳ dị, góc nhọn mất trật tự, nếu không nó sẽ mang đến nhiều năng lượng xấu hơn là năng lượng tốt.
Tạo ánh sáng giúp tăng điểm nhấn cho cảnh quan
Ánh sáng là một phần đặc biệt quan trọng trong việc thiết kế cảnh quan; cũng như tạo cho khu vườn các điểm nhấn đặc sắc và rực rỡ mỗi khi đêm về.
Tùy khu vực sử dụng mà phân bổ nguồn sáng hợp lý: đường dạo, sân chơi ngoài trời; chỗ ăn ngoài trời, cổng, những khoảng cây trồng đẹp mắt… Ngoài ra, người thiết kế còn sử dụng ánh sáng để thu hút thị giác; cho phép người dùng thưởng thức không gian. Cung cấp tầm nhìn, kết nối các phân khu chức năng trong sân vườn…