Phong cách thiết kế nội thất theo kiểu Japandi là sự kết hợp độc đáo giữa phong cách thiết kế nội thất của người Nhật Bản với phong cách nội thất Bắc Âu. Đặc điểm thiết kế tương đồng tập trung vào việc sử dụng không gian nội thất đơn giản, tinh tế và hài hòa với thiên nhiên. Những không gian nhà ở hiện đại được thiết kế theo phong cách này thường mang lại cảm giác nhẹ nhàng và sang trọng. Phong cách thiết kế vừa chỉnh chu vừa tối giản kết hợp với việc lấy gam màu sáng làm chủ đạo, từ đó tạo ra một nét riêng của phong cách nội thất Japandi. Nếu bạn tò mò và muốn biết thêm về phong cách này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của radiohoo.com nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân hình thành phong cách thiết kế nội thất Japandi
Japandi đơn giản là một xu hướng hỗn hợp. Nó mang vẻ tinh tế hiện đại của kiểu thiết kế Scandinavian cùng với sự kết hợp thanh lịch, tao nhã đậm chất Nhật Bản. Không khó để hiểu tại sao hai phong cách này được kết hợp với nhau. Mặc dù, là những khía cạnh khác nhau nhưng chúng có những nguyên tắc tương tự. Scandinavian lấy cảm hứng từ vùng Bắc Âu, mang hơi hướng nhẹ nhàng, sang trọng nhưng hết sức đơn giản. Còn thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản gắn liền với ý tưởng tối giản của chủ nghĩa khổ hạnh (asceticism). Cả hai đều theo chủ nghĩa tối giản, nhấn mạnh công năng sử dụng của nội thất hơn là trang trí.
Khi kết hợp với nhau, phong cách Japandi trở nên hoàn hảo. Bởi vì nó bao gồm những điểm tương đồng của hai xu hướng khác biệt. Nó không sử dụng nhiều đồ nội thất. Tuy nhiên, mỗi món đồ đều có giá trị sử dụng cao cùng với điểm nhấn ấn tượng.
5 nguyên tắc cơ bản tạo nên phong cách thiết kế nội thất Japandi
Sự tương phản là chìa khoá tạo nên nét độc đáo của Japandi
Sự tương phản là chìa khóa tạo nên nét độc đáo trong trang trí nội thất. Hầu hết các phòng mang phong cách Japandi bắt đầu với tông màu tối, thường là màu đậm hoặc trung tính. Độ tương phản sau đó được tạo ra thông qua sự kết hợp giữa gỗ màu sáng hoặc màu đen.
Sự phối hợp nhịp nhàng của hai phong cách thiết kế nội thất
Đồ nội thất theo phong cách Scandinavian và Nhật Bản đều mang những đường nét sắc sảo. Nó luôn đề cao giá trị sử dụng. Tuy nhiên cả hai cũng có sự khác biệt nhất định. Để tạo nên phong cách Japandi, đừng ngần ngại kết hợp những món đồ nội thất của cả hai phong cách – sử dụng nhiều sắc độ gỗ, phối hợp đường cong với đường thẳng mang lại một không gian thú vị.
Tạo điểm nhấn với vật dụng trang trí
Phong cách Scandinavian và Nhật Bản không sử dụng nhiều món đồ trang trí. Bởi vì hai phong cách này đề cao tính thực tế. Tuy nhiên, nếu để phong cách Japandi có thêm nhiều sức sống, hãy chọn một vài món đồ trang trí, như cây cảnh chẳng hạn. Ngoài ra, bạn có thể tạo điểm nhấn với các vật liệu thiên nhiên như đá hay tre nứa. Tối giản nhưng không nhàm chán là phong cách nổi bật của Japandi. Đây là một xu hướng thiết kế mới đang được ưa chuộng. Nó không chỉ phát triển ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Với sự tinh tế, nhẹ nhàng, ngôi nhà phong cách Japandi sẽ trở nên hiện đại và quyến rũ hơn.
Không gian nhiều sáng với điểm nhấn màu đen
Có thể nói phong cách Japandi trông sẽ cá tính, đậm đà hơn phong cách Bắc Âu, bởi lẽ nó là sự kết hợp giữa ánh sáng và những điểm nhấn bạo dạn của màu đen. Các món nội thất mang màu gỗ sáng sẽ được mix & match cùng đồ gỗ đen theo tỉ lệ khoảng 70-30 để tạo ra một vẻ ngoài vừa bình yên mà cũng thật khúc chiết. Bạn nên lưu ý, nội thất dù có khác màu cũng nên giống nhau về phong cách. Ví dụ: cùng thuộc kiểu đương đại, mid-century đồng quê hay thiên về dáng hình Nhật Bản.
Không gian thoáng đãng hoà mình vào thiên nhiên
Người Nhật rất coi trọng những yếu tố tự nhiên. Do đó, để thành công với phong cách Japandi bạn cần phải hạn chế số lượng vật dụng. Đồ đạc không nên được xếp dày đặt mà hãy để thông thoáng. Bạn cần chừa chỗ cho những khoảng trống thanh tịnh. Bạn cũng không nên sử dụng loại vải quá dày dặn mà nên ưu tiên chất liệu mỏng, bề mặt thô với những quãng hở xuyên thấu để nắng và gió tự do len lỏi vào từng góc nhà, khuấy động sức sống. Cây xanh cũng là một trong những điểm nhấn chủ đạo của Japandi. Tuy vậy bạn không cần để số lượng nhiều. Đồng thời bạn chỉ nên chọn loại cây có tán thưa, lá thanh mảnh. Điều này sẽ giúp truyền tải được chất dịu dàng, thanh nhã của Nhật Bản.